Giá cao su hôm nay 10/7: Đồng loạt đi xuống

Giá cao su kỳ hạn ở các thị trường chính trên thế giới đảo chiều giảm trước lo ngại ngành cao su vẫn chịu nhiều áp lực về nhu cầu tiêu thụ.

Cập nhật giá cao su thế giới

Kết thúc phiên giao dịch 9/7, giá cao su kỳ hạn tháng 7 trên Sàn OSE ở Nhật Bản giảm 0,6% (2 yen) về 308,9 yen/kg. Ở Trung Quốc, giá cao su kỳ hạn tháng 7 trên Sàn Thượng Hải (SHFE) giảm 0,1% (10 nhân dân tệ) về mức 13.845 nhân dân tệ/tấn. Tại Thái Lan, giá cao su kỳ hạn tháng 8 giảm 0,4% (0,3 baht) về mức 72,26 baht/kg.

Nguồn: Lan Hương tổng hợp từ Sở giao dịch Osaka và Hiệp hội cao su Thái Lan   

Trước biến động về thuế quan thương mại, Tập đoàn BYD Trung Quốc và các nhà sản xuất găng tay ở Malaysia cũng điều chỉnh chiến lược kinh doanh.

Cụ thể, Tập đoàn xe điện BYD của Trung Quốc mới đây công bố kế hoạch lắp ráp xe điện (EV) tại Brazil – thị trường nước ngoài lớn nhất của hãng – nhằm tránh thuế nhập khẩu và đang đàm phán mức thuế ưu đãi cho các phương tiện này, theo Business Recorder.

Nhà máy mới dự kiến sẽ lắp ráp khoảng 50.000 xe trong năm nay. Hoạt động sản xuất xe hơi có thể kéo theo sự gia tăng nhu cầu đối với lốp xe làm từ cao su, ảnh hưởng trực tiếp đến ngành công nghiệp cao su.

Trong khi đó, tại Đông Nam Á, các nhà sản xuất găng tay y tế Malaysia đang được hưởng lợi tạm thời từ việc điều chỉnh thuế quan của Mỹ. Theo CIMB Securities SDN BHD (Tập đoàn Tài chính lớn ở Malaysia), việc Mỹ điều chỉnh lại thuế đối với Malaysia mang lại lợi thế cạnh tranh cho các nhà xuất khẩu nước này, khi Malaysia hiện chỉ đứng sau Việt Nam về mức thuế thấp nhất trong nhóm các quốc gia sản xuất găng tay lớn.

Tuy nhiên, các lợi ích này đi kèm điều kiện. Chính phủ Mỹ đã để ngỏ khả năng xem xét lại mức thuế nếu Malaysia gỡ bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan, cùng các chính sách thương mại khác.

Nếu mức thuế 25% được duy trì lâu dài, CIMB cảnh báo chi phí mua hàng của các khách hàng Mỹ có thể tăng, dẫn đến giảm nhu cầu và khiến cạnh tranh ở các thị trường ngoài Mỹ trở nên gay gắt hơn. Dù vậy, với khoảng 45% thị phần toàn cầu, Malaysia vẫn là quốc gia dẫn đầu trong ngành găng tay, theo sau là Trung Quốc (28%) và Việt Nam (10%).

Trong số các công ty được CIMB theo dõi, Hartalega Holdings Bhd và Kossan Rubber Industries Bhd là hai doanh nghiệp phụ thuộc nhiều nhất vào thị trường Mỹ, với khoảng 50% doanh thu đến từ đây. Top Glove Corp Bhd có tỷ lệ khoảng 24%, trong khi Supermax Corp Bhd cũng có hơn 20% doanh thu từ Mỹ.

Đáng chú ý, Supermax được nhận định là bên hưởng lợi tiềm năng nhất, nhờ việc bắt đầu sản xuất tại Mỹ từ quý I/2025. Tuy nhiên, hoạt động tại Mỹ dự kiến sẽ lỗ trong giai đoạn đầu, với ba dây chuyền thương mại đi vào hoạt động từ quý III/2025.

Dù có những điểm sáng, CIMB vẫn duy trì đánh giá "Trung lập" đối với toàn ngành găng tay, do đối mặt nhiều thách thức như nhu cầu yếu, chi phí sản xuất tăng, và tác động từ việc tăng thuế dịch vụ – tiêu dùng và mức lương tối thiểu.

Trong bối cảnh nhiều biến động về thuế quan và chi phí sản xuất, cả ngành công nghiệp ô tô lẫn găng tay cao su đang phải nhanh chóng điều chỉnh chiến lược để duy trì vị thế và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Cập nhật giá cao su trong nước

Trong nước, các doanh nghiệp bình ổn giá cao su. Cụ thể, Công ty Phú Riềng chào giá thu mua mủ tạp ở mức 380 đồng/DRC, giá thu mua mủ nước 410 đồng/TSC.

Tương tự, Công ty MangYang báo giá thu mua mủ nước khoảng 389 – 393 đồng/TSC (loại 2-loại 1); còn mủ đông tạp khoảng  340 – 388 đồng/DRC (loại 2-loại 1).

Tại Công ty Cao su Bà Rịa, giá thu mua mủ nước ở mức 390 đồng/độ TSC/kg (áp dụng cho độ TSC từ 25 đến dưới 30); mủ đông DRC (35 - 44%) ở mức 12.700 đồng/kg, mủ nguyên liệu ghi nhận 15.800 – 17.000 đồng/kg.

Lan Hương
CÙNG CHUYÊN MỤC
Giá xăng, dầu cùng tăng

Giá xăng, dầu cùng tăng 190-430 đồng một lít từ 15h hôm nay, sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính.

Giá lúa gạo hôm nay 10/7: Giá gạo Thái Lan xuống thấp hơn Việt Nam – Cục diện đảo chiều?

Giá lúa gạo hôm nay (10/7) tại thị trường trong nước không ghi nhận biến động mới. Trên thị trường thế giới, giá gạo Thái Lan được điều chỉnh giảm 4 USD/tấn, xuống mức thấp hơn Việt Nam.

Bảng giá vàng ngày 10/7: Vàng SJC lên lại 120,8 triệu, nhẫn trơn và nữ trang bật tăng tới 400.000 đồng/lượng

Trưa 10/7, thị trường vàng trong nước quay đầu tăng mạnh sau phiên giảm trước đó. Giá vàng miếng SJC vượt trở lại mốc 120,8 triệu đồng/lượng, trong khi vàng nhẫn và nữ trang 24K, 18K cũng đồng loạt phục hồi, với mức tăng phổ biến 100.000 - 400.000 đồng/lượng.

Giá thép hôm nay 10/7: Diễn biến trái chiều

Giá thép thanh tiếp tục giảm. Trong khi đó, giá quặng sắt duy trì mức tăng nhẹ do nguồn cung suy giảm và kỳ vọng kích thích kinh tế từ Trung Quốc.

QUẢNG CÁO
QUẢNG CÁO