Kết thúc phiên giao dịch 16/5, tại Trung Quốc, giá cao su kỳ hạn tháng 6 trên Sàn Thượng Hải giảm 1% (150 nhân dân tệ) về mức 14.845 nhân dân tệ/tấn.
Tương tự, giá cao su kỳ hạn tháng 5 trên Sàn OSE ở Nhật Bản giảm 0,1% (0,2 yen/kg) về mức 319,9 yen/kg. Tại Thái Lan, giá cao su kỳ hạn tháng 6 giảm 0,5% (0,37 baht) về mức 76,2 baht/kg.
So với cuối tuần trước, giá cao su ở Thái Lan, Nhật Bản và Trung Quốc thay đổi lần lượt +3,9%, +4% và +2%.
Nguồn: Lan Hương tổng hợp từ Sở giao dịch Osaka và Hiệp hội cao su Thái Lan
Theo Tổng cục Cao su Campuchia, trong 4 tháng đầu năm nay, Campuchia đã sản xuất được 81.962 tấn mủ cao su, giảm 5.171 tấn (tương đương giảm 5,9%) so với cùng kỳ năm 2024.
Campuchia đã xuất khẩu 76.467 tấn mủ cao su, giảm 8.961 tấn (10,5%) so với cùng kỳ năm ngoái, thu về 148,18 triệu USD từ mủ cao su và 1,69 triệu USD từ gỗ cao su (6.929 m3).
Tuy nhiên, dữ liệu cho thấy riêng trong tháng 4, sản lượng mủ cao su đạt 17.882 tấn - tăng 13.127 tấn (tương đương 276%) so với tháng 3/2025 và tăng 1.642 tấn (10,1%) so với tháng 4/2024.
Giá trung bình mủ cao su trong tháng 4/2025 đạt 1.989 USD/tấn, giảm 89 USD (4,71%) so với tháng 3, nhưng tăng 457 USD (29,84%) so với tháng 4/2024 khi giá là 1.532 USD/tấn.
Ông Ken Oudomonysinat, Tổng Giám đốc Công ty Sailun Tire Cambodia - một nhà máy sản xuất lốp xe đặt tại Khu Kinh tế Đặc biệt Sihanoukville (SSEZ) - cho biết với tờ The Post vào ngày 16/5 rằng giá cao su trong nước và quốc tế đã tăng liên tục hơn một năm nay. Ông cũng cho biết việc nhiều nhà máy lốp xe được mở tại Campuchia đã giúp cải thiện thị trường nội địa.
Vị giám đốc cho biết thêm rằng giá mủ cao su hiện tại ở Campuchia ghi nhận trung bình trên 1.900 USD/tấn, cao hơn một chút so với cùng kỳ năm 2024 và có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới.
"Nhu cầu mủ cao su từ các công ty sản xuất lốp xe trong nước đang tăng ổn định và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong tương lai, vì hiện nay đã có 7 nhà máy sản xuất lốp đang hoạt động hoặc đang xây dựng tại Campuchia," ông nói thêm.
Theo Bộ Nông nghiệp, trong năm 2024, Campuchia đã xuất khẩu 671,68 triệu USD từ các sản phẩm mủ cao su và gỗ cao su, tăng 36,48% so với năm 2023.
Giá trung bình mủ cao su trên thị trường quốc tế năm 2024 là 1.971 USD/tấn, tăng 634 USD (47%) so với năm 2023.
Theo Tổng cục Cao su, đến cuối năm 2024, diện tích trồng cao su tại Campuchia đạt 425.443 ha, tăng so với 407.172 ha vào năm 2023. Trong đó, khoảng 22,37% diện tích đang trong thời gian chăm sóc, chưa khai thác.
Trong nước, các doanh nghiệp giữ giá cao su bình ổn. Cụ thể, tại Công ty MangYang, giá thu mua mủ nước ghi nhận khoảng 397 - 401 đồng/TSC (loại 2 - loại 1), còn mủ đông tạp khoảng 359 - 409 đồng/DRC (loại 2 - loại 1).
Tương tự, Công ty Cao su Phú Riềng báo giá thu mua mủ tạp ở mức 400 đồng/DRC, mủ nước là 440 đồng/TSC. Tại Công ty Cao su Bà Rịa, giá thu mua mủ nước ở mức 462 đồng/độ TSC/kg (áp dụng cho độ TSC từ 25 đến dưới 30); mủ đông DRC (35 - 44%) ở mức 13.600đ/kg; mủ nguyên liệu dao động từ 16.900 - 18.200 đồng/kg.
Giá thép và nguyên liệu quặng sắt đồng loạt đi xuống trong phiên hôm qua, kết thúc chuỗi tăng một tuần liên tiếp.
Khảo sát mới nhất cho thấy giá thịt heo hôm nay duy trì ổn định tại các hệ thống bán lẻ thực phẩm trong nước. Theo đó, WinMart đang bán thịt nạc dăm heo với giá 157.520 đồng/kg.
Giá dầu thô đi lên vào thứ Sáu (16/5) và ghi nhận tuần tăng thứ hai liên tiếp nhờ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung hạ nhiệt. Tuy nhiên, đà tăng vẫn bị kìm hãm bởi kỳ vọng về nguồn cung tăng từ Iran và OPEC+.
Giá vàng thế giới tụt hơn 1% vào thứ Sáu (16/5) và ghi nhận tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 11/2024, khi khẩu vị rủi ro của giới đầu tư phục hồi trong bối cảnh Mỹ - Trung đạt được thỏa thuận thương mại. Điều này khiến giá vàng trong nước giảm sâu trở lại.