Kết thúc phiên giao dịch 30/6, giá cao su kỳ hạn tháng 7 trên Sàn OSE ở Nhật Bản tăng 1,7% (5,2 yen) lên mức 314,2 yen/kg. Ở Trung Quốc, giá cao su kỳ hạn tháng 7 trên Sàn Thượng Hải (SHFE) giảm 0,2% (30 nhân dân tệ) về mức 13.935 nhân dân tệ/tấn. Tại Thái Lan, giá cao su kỳ hạn tháng 7 tăng 1,1% (0,81 baht) lên mức 72,59 baht/kg.
Nguồn: Lan Hương tổng hợp từ Sở giao dịch Osaka và Hiệp hội cao su Thái Lan
Giá cao su kỳ hạn tại Nhật Bản đã nhích tăng trong ngày và đang trên đà ghi nhận mức tăng hàng tháng, khi thời tiết ẩm ướt tại các khu vực sản xuất chính làm dấy lên lo ngại về nguồn cung.
Tâm lý tích cực cũng được hỗ trợ bởi các dữ liệu kinh tế khả quan từ Trung Quốc cùng với các biện pháp kích thích kinh tế.
Cụ thể, hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã được cải thiện trong tháng 6, với Chỉ số Quản lý Thu mua (PMI) tăng nhẹ lên 49,7 nhờ lượng đơn hàng mới, khối lượng mua và thời gian giao hàng từ nhà cung cấp đều tăng, cho thấy rằng các chính sách hỗ trợ được triển khai từ cuối năm ngoái đang bắt đầu phát huy hiệu quả, theo Bernama.
Tại Nhật Bản, Tập đoàn sản xuất máy móc Nhật Bản Kobelco vừa công bố kế hoạch mở rộng hoạt động sản xuất thiết bị cao su và lốp xe tại Ấn Độ, với khoản đầu tư lên tới 3 tỷ Yên (tương đương khoảng 17,5 triệu euro).
Theo thông báo ngày 27/6, dự án sẽ được triển khai tại công ty Kobelco Industrial Machinery India (Kimi) nhằm tăng cường năng lực sản xuất và hỗ trợ sự phát triển kinh doanh trong bối cảnh nhu cầu về máy móc sản xuất lốp và cao su tại Ấn Độ đang gia tăng, song song với sự tăng trưởng của ngành công nghiệp ô tô.
Dự án dự kiến hoàn thành vào năm tài chính 2027, bao gồm việc xây dựng các cơ sở mới tại Kimi để sản xuất các loại máy nén phi tiêu chuẩn, gồm máy nén piston, máy nén trục vít và máy nén ly tâm.
Hiện tại, Kobelco đang sản xuất các loại máy nén này tại Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc. Việc mở rộng sản xuất sang Ấn Độ sẽ giúp tập đoàn đa dạng hóa mạng lưới sản xuất toàn cầu, đồng thời tăng cường khả năng cạnh tranh về chi phí và chuẩn bị cho việc thâm nhập các thị trường mới như Trung Đông và châu Phi.
Động thái này cũng nhằm giảm thiểu rủi ro quốc gia (country risk) – yếu tố mà Kobelco cho rằng ngày càng trở nên rõ rệt trong những năm gần đây.
Kimi ban đầu được thành lập vào năm 2010 dưới tên LTKM, là liên doanh giữa Kobelco và tập đoàn Larsen & Toubro (L&T) của Ấn Độ. Đến năm 2019, Kobelco mua lại toàn bộ cổ phần và đổi tên thành Kobelco Industrial Machinery India.
Hiện nay, Kimi chuyên sản xuất và phân phối máy móc phục vụ ngành cao su và lốp xe, như máy trộn và máy đùn, phục vụ thị trường Ấn Độ và các khu vực lân cận.
Cụ thể, Công ty Phú Riềng chào giá thu mua mủ tạp ở mức 385 đồng/DRC, giá thu mua mủ nước 420 đồng/TSC.
Tương tự, Công ty MangYang bình ổn giá thu mua mủ nước khoảng 395 – 400 đồng/TSC (loại 2-loại 1), còn mủ đông tạp khoảng 351 – 399 đồng/DRC (loại 2-loại 1).
Tại Công ty Cao su Bà Rịa, giá thu mua mủ nước bình ổn ở mức 405 đồng/độ TSC/kg (áp dụng cho độ TSC từ 25 đến dưới 30); mủ đông DRC (35 - 44%) ở mức 13.500 đồng/kg; mủ nguyên liệu giữ nguyên từ 17.200 - 18.500 đồng/kg.
Trung Quốc, Brazil, Đài Loan và Việt Nam đồng loạt đưa ra biện pháp áp thuế hoặc điều tra chống bán phá giá đối với các sản phẩm thép nhập khẩu trong bối cảnh ngành công nghiệp thép nội địa tại nhiều quốc gia đang chịu áp lực từ thép giá rẻ.
Phiên giao dịch đầu tiên của tháng 7 chứng kiến giá vàng trong nước phục hồi mạnh trên diện rộng. Vàng miếng SJC tái lập mốc trên 120 triệu đồng/lượng sau một phiên đi ngang, trong khi vàng nhẫn trơn và nữ trang cũng tăng đáng kể, có nơi điều chỉnh tới 1 triệu đồng/lượng.
Than luyện kim – nguyên liệu sản xuất thép – được hưởng ưu đãi thuế trong dự luật thuế mới của ông Trump, có thể mang lại hàng trăm triệu USD hỗ trợ trong 10 năm. Tuy nhiên, động thái này lại đang gây tranh cãi.
Theo khảo sát, giá các sản phẩm thịt heo hôm nay đứng yên trong khoảng 119.922 - 163.122 đồng/kg tại hệ thống cửa hàng WinMart và 89.000 - 190.000 đồng/kg tại Công ty Thực phẩm Tươi sống Hà Hiền.