Kết thúc phiên giao dịch 2/4, tại Trung Quốc, giá cao su kỳ hạn tháng 4 trên Sàn Thượng Hải tăng 0,8% (135 nhân dân tệ) lên mức 16.535 nhân dân tệ/kg. Tại Thái Lan, giá cao su kỳ hạn tháng 4 tăng 0,3% (0,2 baht/kg) lên mức 81,88 baht/kg, Nhật Bản giảm 0,1% (0,2 yen/kg) về mức 343,3 yen/kg.
Nguồn: Lan Hương tổng hợp từ Sàn OSE và Thái Lan
Theo RHB Research, các doanh nghiệp Malaysia trong ngành cao su có khả năng duy trì lợi nhuận bất chấp nhiều thách thức do bất ổn toàn cầu.
Trong một báo cáo, RHB Research nhận định quý I 2025 có thể là quý tồi tệ nhất của ngành, thể hiện qua việc các doanh nghiệp trong ngành dự báo doanh số bán hàng sẽ giảm mạnh.
Theo công ty nghiên cứu này, tình trạng trên trùng khớp với nguy cơ mất thị phần tại thị trường Liên minh Châu Âu (EU) khi Trung Quốc tiếp tục chuyển hướng sang các thị trường ngoài Mỹ, làm gia tăng rủi ro đối với lợi nhuận của các doanh nghiệp nội địa.
“Tuy nhiên, việc điều chỉnh nhân sự và giá nguyên liệu thô giảm dần từ tháng 3 sẽ giúp các công ty sản xuất găng tay có kết quả kinh doanh tốt hơn trong quý II 2025 sau chu kỳ giảm hàng tồn kho,” báo cáo nêu rõ.
Giá mủ cao su thiên nhiên lần giao dịch gần nhất là 1,54 USD/kg vào tháng 3 năm 2025, so với mức giá trung bình 1,56 USD/kg trong tháng 2 cùng năm.
“Trong thời gian tới, giá mủ cao su thiên nhiên được dự báo sẽ trở lại bình thường sau mùa đông tại Thái Lan – quốc gia sản xuất cao su lớn. Tuy nhiên, giá có thể vẫn ở mức cao do thời tiết khó lường, diện tích trồng cao su già cỗi và tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng lao động khai thác mủ,” RHB Research giải thích.
Một yếu tố tích cực khác giúp ngành tăng trưởng là số lượng yêu cầu từ khách hàng đã tăng lên trong tháng 5.
Theo RHB Research, điều này cho thấy chu kỳ điều chỉnh tồn kho sắp kết thúc, bởi giai đoạn đặt hàng dư thừa của khách hàng Mỹ trong năm 2024 chỉ kéo dài 6 tháng. Do đó, RHB Research giữ nguyên quan điểm rằng quá trình tích trữ hàng tồn kho sẽ diễn ra vào nửa cuối năm nay, từ đó tác động tích cực đến lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất găng tay tại Malaysia.
Về vấn đề thuế quan của Mỹ, công ty nghiên cứu này cho biết, các sản phẩm găng tay của Malaysia – vốn được xuất khẩu nhiều sang Mỹ – có thể sẽ phải chịu mức thuế đối ứng. “Dù tình hình vẫn chưa rõ ràng, chúng tôi nhận định hậu quả có thể rất lớn, không chỉ tác động đến ngành sản xuất găng tay mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ ngành y tế Mỹ – vốn phụ thuộc nhiều vào những sản phẩm này,” báo cáo lưu ý.
Trong nước, một số doanh nghiệp vẫn giữ giá cao su bình ổn. Cụ thể, Công ty Cao su Phú Riềng giữ nguyên giá thu mua mủ tạp ở mức 400 đồng/DRC, mủ nước là 440 đồng/TSC.
Tại Công ty Cao su Bà Rịa, giá thu mua mủ nước ở mức 462 đồng/độ TSC/kg (áp dụng cho độ TSC từ 25 đến dưới 30); mủ đông DRC (35 - 44%) ở mức 13.600đ/kg; mủ nguyên liệu dao động từ 16.900 - 18.200 đồng/kg. Trong khi đó, Công ty Cao su Mang Yang báo giá thu mua mủ nước khoảng 443 – 447 đồng/TSC, còn mủ đông tạp khoảng 406 - 461 đồng/DRC. Giá thu mua có hiệu lực từ ngày 14/3/2025.
Các chuyên gia dự báo giá heo hơi có thể tiếp tục điều chỉnh trong ngày mai do thị trường đang biến động.
Trong thời gian tới Bộ Công Thương sẽ thúc đẩy đàm phán các hiệp định thương mại tự do (FTA). Ngoài ra, cơ quan này cũng khuyến nghĩ các doanh nghiệp cần tận dụng thế mạnh từ 17 FTA sẵn có.
Giá dầu giảm mạnh 6% vào thứ Năm sau khi OPEC+ đẩy nhanh kế hoạch dỡ bỏ cắt giảm sản lượng vào tháng 5, làm gia tăng áp lực lên thị trường vốn đã chịu tác động từ quyết định áp thuế mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Tư.
Bộ Công Thương đã gửi công hàm đề nghị phía Mỹ tạm hoãn quyết định áp thuế để dành thời gian trao đổi, tìm giải pháp hợp lý cho cả hai bên. Dự kiến Bộ trưởng Công Thương sẽ điện đàm với Mỹ liên quan đến vấn đề này trong thời gian tới.