Kết thúc phiên giao dịch 7/5, tại Trung Quốc, giá cao su kỳ hạn tháng 5 trên Sàn Thượng Hải tăng 0,55% (80 nhân dân tệ) lên mức 14.695 nhân dân tệ/tấn. Thái Lan ghi nhận giảm 1,4% (1,03 baht) về mức 73,36 baht/kg. Trong khi đó, Nhật Bản tăng 1,6% (4,8 yen/kg) lên mức 298,9 yen/kg.
Nguồn: Lan Hương tổng hợp từ Sở giao dịch Osaka và Hiệp hội cao su Thái Lan
Hôm qua, Yokohama Rubber, một tập đoàn Nhật Bản với lịch sử hơn 107 năm thông báo đã mua lại một nhà máy lốp xe chuyên phục vụ ngành khai thác mỏ, máy móc công trình và vận chuyển hạng nặng, đặt tại Drobeta Turnu Severin, theo thông tin từ Profit.ro.
Nhà máy này được xây dựng trong giai đoạn thập niên 1970–1980, và được đưa ra bán bởi người thanh lý tư pháp của công ty Euro Tyres Manufacturing SRL – doanh nghiệp này tuyên bố phá sản vào cuối tháng 1/2025 sau gần 7 năm trong tình trạng mất khả năng thanh toán.
Công ty sở hữu một khu công nghiệp rộng hơn 19 hecta trong thành phố Drobeta Turnu Severin. Các tài sản của công ty được chào bán thông qua hình thức đàm phán trực tiếp, với mức giá khởi điểm là 35 triệu USD chưa bao gồm VAT, bao gồm 38 tòa nhà công nghiệp và hành chính, các xưởng sản xuất, cũng như thiết bị và dây chuyền sản xuất lốp xe. Không có nhà thầu nào khác tham gia đấu giá.
Bên mua đã đặt cọc 5% giá trị, tương đương 1,75 triệu USD. Hiện tại, Ủy ban Thẩm định Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài của Romania đang xem xét thương vụ này để tiến hành thủ tục phê duyệt cuối cùng.
Euro Tyres Manufacturing kết thúc năm 2023 với khoản lỗ gần 30 triệu RON (tương đương 6 triệu EUR), doanh thu chỉ đạt khoảng 623.000 RON (121.000 EUR), và trung bình chỉ còn 31 nhân viên. Trước khi rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán vào năm 2018, công ty từng có doanh thu hàng chục triệu RON mỗi năm và hơn 600 nhân viên, nhưng liên tục hoạt động thua lỗ.
Trong khi đó, Yokohama Rubber là một tập đoàn công nghiệp với doanh thu hàng năm vượt 7 tỷ USD và lợi nhuận trên 500 triệu USD trong năm vừa qua. Được thành lập từ năm 1917, công ty sở hữu nhiều nhà máy sản xuất lốp xe và sản phẩm cao su trên khắp các châu lục, trong đó có 8 nhà máy tại Nhật Bản.
Trong nước, giá cao su điều chỉnh biến động giảm ở doanh nghiệp Mang Yang. Kể từ ngày 5/5, giá thu mua mủ nước giảm 18,5 đồng/TSC về khoảng 397 – 401 đồng/TSC (loại 2-loại 1), còn mủ đông tạp khoảng 359 - 409 đồng/DRC (loại 2-loại 1), giảm 20 đồng.
Trong khi đó, một số công ty cao su khác bình ổn giá. Cụ thể, Công ty Cao su Phú Riềng giữ nguyên giá thu mua mủ tạp ở mức 400 đồng/DRC, mủ nước là 440 đồng/TSC.
Tại Công ty Cao su Bà Rịa, giá thu mua mủ nước ở mức 462 đồng/độ TSC/kg (áp dụng cho độ TSC từ 25 đến dưới 30); mủ đông DRC (35 - 44%) ở mức 13.600đ/kg; mủ nguyên liệu dao động từ 16.900 - 18.200 đồng/kg.
Ngày 8/5, Cục Chăn nuôi và Thú y (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định thư về xuất khẩu tổ yến từ Việt Nam sang Trung Quốc.
Theo dự báo của 8 nhà phân tích và thương nhân, lượng thép xuất khẩu trong quý II từ quốc gia sản xuất và xuất khẩu thép lớn nhất thế giới có thể giảm tới 20% so với quý I.
Theo dự báo của các chuyên gia, giá heo hơi có thể duy trì đi ngang ở một số địa phương trong sáng mai.
Citi vừa hạ dự báo giá dầu Brent do kỳ vọng về khả năng Mỹ và Iran đạt thỏa thuận hạt nhân. Ngân hàng này cảnh báo giá có thể giảm sâu hơn nếu nguồn cung tăng, nhưng cũng không loại trừ khả năng tăng trở lại nếu đàm phán thất bại, theo Reutes.