Theo Bloomberg, Ấn Độ đang xem xét hạn chế sản xuất ethanol từ mía do nước tiêu thụ đường lớn nhất thế giới đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong nước.
Theo giới thạo tin, các nhà chức trách đang nghiên cứu đề xuất hạn chế sử dụng nước mía để sản xuất nhiên liệu sinh học cho mùa vụ hiện tại. Người này cho biết chưa có quyết định cuối cùng nào được đưa ra và kế hoạch vẫn có thể thay đổi
Nếu được phê duyệt, đây sẽ là biện pháp giúp giảm bớt tình trạng thiếu đường trong nước, đồng thời làm lu mờ khả năng Ấn Độ sẽ phải tìm đến nguồn cung từ nhập khẩu. Thông tin này khiến giá đường giao sau tại New York giảm tới 7,9% vào thứ Tư (6/12), mức giảm lớn nhất trong 10 tháng.
Diễn biến giá đường trong một năm qua (Nguồn: Tradingeconomics, đơn vị US Cent/pound)
Bộ Thực phẩm Ấn Độ từ chối bình luận về thông tin.
Ông Michael McDougall , giám đốc điều hành tại Paragon Global Markets, cho biết lượng mưa thấp đã gây hại cho cây mía ở Ấn Độ, khiến nhà sản xuất đường lớn thứ hai thế giới gia hạn hạn chế xuất khẩu sau ngày 31/10. Việc hạn chế sản xuất ethanol sẽ giúp tồn kho đường ở Ấn Độ không giảm thêm.
Giới thạo tin cho biết, mặc dù biện pháp này có thể giúp Ấn Độ kiềm chế lạm phát lương thực nhưng nó có thể tồn tại một vài hạn chế. Đó là bởi vì một số ethanol đã được bán đấu thầu vào đầu năm nay và họ sẽ cần phải phải sản xuất đáp ứng đơn hàng.
Thị trường lúa gạo trong nước tiếp tục chuyển biến tích cực trong đầu tuần này, với gạo nguyên liệu tăng thêm 100 – 200 đồng/kg. Tuy nhiên, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong phiên giao dịch gần nhất đã giảm xuống còn 378 USD/tấn.
Giá sầu riêng hôm nay (28/7) giảm tại hầu hết các khu vực thu mua chính trên cả nước, với mức giảm là 1.000- 6.000 đồng/kg.
Phiên giao dịch đầu tuần ngày 28/7, thị trường vàng trong nước diễn biến trầm lắng sau chuỗi ngày biến động mạnh. Giá vàng miếng SJC tiếp tục đi ngang ở mốc 121,1 triệu đồng/lượng. Vàng nhẫn 24K và nữ trang cũng ổn định trở lại tại nhiều hệ thống lớn sau khi giảm sâu vào cuối tuần trước.
Nửa đầu năm 2025, xuất khẩu tôm sang EU đạt hơn 252 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) cho biết EU đang dần trở thành "vùng trú ẩn" mới của các nhà xuất khẩu tôm quốc tế.