Giá đường thế giới và Việt Nam đang trong đà tăng khi thế giới lo ngại thời tiết xấu sẽ ẩnh hưởng tới sản lượng.
Theo ông Nguyễn Văn Lộc, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam, mặc dù giá đường năm 2023 tăng mạnh nhưng mặt hàng mới chỉ nằm bên trên giá thành sản xuất một chút.
“Trong suốt nhiều năm giá đường của Việt Nam và trên thế giới giao dịch ở mức thấp, dưới giá thành sản xuất. Đến năm 2023, giá đang trở về giá trị thực. Dù tăng mạnh thời gian qua, giá mới chỉ cao hơn chi phí sản xuất một chút”, ông Lộc nói.
Tính đến ngày 11/10, giá đường thô thế giới đạt mức 26,6 US Cent/pound, gần chạm đỉnh 12 năm do lo ngại nguồn cung bị thiếu hụt. Mức giá này cao hơn 44% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Tradingeconomics, dự báo lượng mưa tăng ở các khu vực trồng mía của Brazil dấy lên mối lo ngại hoạt động nghiền mía bị chậm lại. Điều này giảm bớt kỳ vọng về nguồn cung mạnh từ nhà sản xuất và xuất khẩu hàng đầu thế giới. Ngoài ra, giá ethanol từ mía đã tăng trở lại, khiến các nhà sản xuất mía chuyển sang làm ethanol thay vì đường thô, khiến giảm nguồn cung đường.
Tại Ấn Độ, lượng mưa không đủ ảnh hưởng lớn đến vụ trồng mía tiếp theo. Hạn hán đang diễn ra làm tăng thêm mối lo ngại rằng El Niño sẽ kéo dài thời kỳ khô hạn, khiến năng suất mía giảm đáng kể. Tình trạng này có khả năng khiến chính phủ Ấn Độ hạn chế xuất khẩu đường cho mùa vụ sắp tới nhằm kiềm chế lạm phát lương thực.
Theo ông Lộc việc Ấn Độ có thể hạn chế xuất khẩu đường sẽ không ảnh hưởng đến Việt Nam vì không nhập khẩu nhiều từ nước này. Tuy nhiên, điều này cũng sẽ đóng góp vào đợt tăng giá trên thế giới trong thời gian tới.
Mặc dù vậy, ông cho rằng đây không phải là động lực chính, giá đường đường sẽ chủ yếu chịu tác động vào diễn biến giá dầu và tỷ giá đồng Real của Brazil so với đồng USD.
Brazil là nước xuất khẩu đường lớn nhất thế giới với 28,2 triệu tấn trong niên vụ 2022 - 2023, chiếm tỷ trọng 42% trên toàn cầu.
Khi giá xăng dầu tăng, nước này có xu hướng ưu tiên dùng mía để sản xuất ethanol thay vì đường. Do vậy, biến động giá dầu thường ảnh hưởng đến giá đường.
Giá đường tinh luyện của Việt Nam trong tháng 9 tăng 16% so với đầu năm nay nhờ đà tăng của thế giới, dao động trong khoảng 22.000 - 23.000 đồng/kg.
So với giá đường của một số nước khối ATIGA và Trung Quốc, giá đường của Việt Nam dù đã tăng nhưng vẫn ở mức thấp. Điển hình như giá đường ở Philippines quy đổi ra VND ở mức 35.000 đồng/kg.
“Giá đường tăng thời gian qua không phản ánh cung - cầu đường hiện tại bởi thị trường vẫn đang dư cung, xu hướng người tiêu dùng giảm tiêu thụ đường vì lý do sức khoẻ. Ngoài ra, giá trên sàn là kỳ hạn. Điều này chứng tỏ thị trường cho rằng nguồn cung toàn cầu có thể thiếu hụt vào năm tới”, ông Lộc cho biết.
Tại Việt Nam, theo số liệu của Hiệp hội Mía đường, ước tính năm 2023, thị trường đường vẫn dư cung hơn 417.000 tấn.
“Hiện lượng bán hàng giao ngay của Việt Nam rất ít. Không doanh nghiệp nào bỏ tiền ra mua đường ở thời điểm giá cả biến động này. Các doanh nghiệp chủ yếu giao hàng của các hợp đồng đã ký trước đó. Đơn hàng trong quý III vẫn ít do ảnh hưởng bởi kinh tế khó khăn. Một số khách hàng lớn chuyển sang dùng đường lỏng sirô ngô”, ông Lộc cho biết.
Ông cho rằng việc dự báo giá đường trong thời gian tới sẽ khá phức tạp do có nhiều biến số, đặc biệt là giá dầu thô. Những biến động trong chính sách nguồn cung giữa Nga và OPEC sẽ ảnh hưởng đến giá dầu, kéo theo giá đường cũng ảnh hưởng.
“Giá đường từ đầu năm đến nay tăng mạnh. Việc giá có duy trì được đà tăng này trong thời gian tới hay không là điều khó đoán. Theo theo góc nhìn của những người sản xuất đường lâu năm, tôi cho rằng giá tăng càng cao thì xuống càng mạnh. Giá cao thì người dân nhiều vùng bắt đầu đồ xô trồng mía, áp lực nguồn cung tăng lên. Đây mới là điều đáng ngại”, ông Lộc nói.
Hồi cuối tháng 8, Hiệp hội Mía đường Việt Nam khuyến cáo các hội viên sản xuất tham gia bình ổn thị trường bằng cách đưa đường ra thị trường theo yêu cầu sử dụng.
Đồng thời hiệp hội kêu gọi doanh nghiệp giữ giá bán đường hiện nay là mức giá hợp lý đảm bảo được mục tiêu hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan, không để giá đường tăng thêm nữa nhằm hài hoà lợi ích các bên.
Theo các chuyên gia, giá heo hơi ngày mai có thể đi lên tại một số địa phương do nhu cầu thịt heo tăng cao vào cuối năm.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, cần xác định lộ trình, công việc của từng năm để tới năm 2030, Việt Nam có nhà máy điện hạt nhân.
VASEP nhận định ngành tôm dù vẫn giữ được đà tăng trưởng, nhưng về mặt hiệu quả, người nuôi và doanh nghiệp chế biến đang gặp nhiều khó khăn do nguồn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến thiếu hụt.
Giá lúa gạo hôm nay (15/1) tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ổn định đối với lúa và giảm nhẹ đối với gạo OM 380. Trong khi đó, giá gạo 5% tấm xuất khẩu giảm 12 USD, xuống còn 422 USD/tấn – mức thấp nhất kể từ tháng 9/2022.