Gia hạn thêm 5 năm việc áp thuế CBPG tôn mạ màu nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc

Bộ Công Thương gia hạn thêm 5 năm việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng tôn mạ màu nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc (từ ngày 24/10/2024 đến ngày 23/10/2029). Mức thuế áp dụng cho các công ty Trung Quốc cao nhất là 34,27% và Hàn Quốc là 19,25%.

 

Bộ Công Thương mới ban hành kết quả rà soát cuối kỳ việc  áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối tôn mạ màu nhập khẩu từ Hàn Quốc và Trung Quốc (Mã vụ việc: ER 01 AD.04)

Theo đó, Bộ Công Thương gia hạn thêm 5 năm việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng này (từ ngày 24/10/2024 đến ngày 23/10/2029).

Cơ quan điều tra xác định tồn tại khả năng hàng hoá nhập khẩu bị điều tra tái diễn hành vi bán phá giá, gây thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước trong trường hợp chấm dứt biện pháp chống bán phá giá. Mức thuế áp dụng cho các công ty Trung Quốc cao nhất là 34,27%.  Có duy nhất một công ty được hưởng thuế 0%.  Còn với Hàn Quốc, mức thuế dao động từ 4,95% đến 19,25%.

Trước đó, vụ việc này được khởi xướng điều tra từ năm 2018. Đến ngày 24/10/2019, Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá đối với tôn mạ màu từ Trung Quốc và Hàn Quốc.

Cơ quan này cho biết hành vi và mức độ bán phá giá nói trên đã gây ra sức ép đáng kể cho các chỉ số hoạt động của ngành sản xuất trong nước, thể hiện ở các tiêu chí như: sản lượng sản xuất, lượng bán hàng, doanh thu, lợi nhuận, thị phần, hàng tồn kho có nhiều biến động trong giai đoạn điều tra. 

Nhiều các doanh nghiệp sản xuất trong nước thua lỗ, nhiều dây chuyền sản xuất phải ngừng hoạt động và nhiều lao động đã phải nghỉ việc.

Trong một động thái liên quan, hồi tháng 6, Bộ Công Thươngđiều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc (Mã vụ việc AD19).

Thời kỳ điều tra hành vi bán phá giá và xác định thiệt hại là từ ngày 1/4/2023 đến ngày 31/3/2023.

Bên yêu cầu điều tra là 5 doanh nghiệp gồmHoa Sen, Nam Kim, Tôn Phương Nam, Tôn Đông Á, China Steel & Nippon Steel Việt Nam. 

Các doanh nghiệp này đã cung cấp chứng cứ về hành vi bán phá giá và đề nghị điều tra, xác định biên độ bán phá giá đối với hàng nhập khẩu  từ Trung Quốc là 69,23% và Hàn Quốc là 3,41%. 

Mặt hàng này cũng từng bị áp thuế CBPG trước đó trong vụ việc AD.02, với mức thuế cao nhất 38,34%, kéo dài từ 2017 đến năm 2023.Tuy nhiên, đến năm 2023, các doanh nghiệp thép nộp hồ sơ để kiến nghị Cục Phòng vệ Thương mại khởi xướng điều tra lại vụ việc này. 

H.Mĩ
CÙNG CHUYÊN MỤC
Giá lúa gạo hôm nay 25/10: Biến động trái chiều, gạo Jasmine giảm 2.000 đồng/kg

Giá lúa gạo hôm nay (25/10) biến động trái chiều so với ngày hôm qua, đặc biệt gạo Jasmine giảm đến 2.000 đồng/kg. Theo Bộ Công Thương, việc Ấn Độ nới bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo có tác động đến Việt Nam nhưng không phải quá e ngại.

Dự báo giá heo hơi ngày 26/10: Thị trường sẽ biến động vào cuối tuần

Một số chuyên gia dự báo giá heo hơi ngày mai có thể điều chỉnh đi xuống tại một số địa phương do thị trường đang trên đà giảm nhanh.

Giá thép xây dựng hôm nay 25/10: Thép Trung Quốc phục hồi phiên thứ 2 liên tiếp

Khảo sát thị trường quốc tế, giá thép Trung Quốc trên sàn giao dịch Thượng Hải tiếp đà tăng phiên thứ hai liên tiếp trong khi giá quặng sắt tiếp đà giảm.

Giá cao su hôm nay 25/10: Giảm ngày thứ ba liên tiếp do nguồn cung cải thiện

Giá cao su hôm nay (25/10) đồng loạt giảm trên các sàn giao dịch do triển vọng nguồn cung cải thiện trong bối cảnh thời tiết thuận lợi hơn tại Thái Lan, nước xuất khẩu cao su hàng đầu thế giới.

QUẢNG CÁO
QUẢNG CÁO