Giá lúa gạo hôm nay 12/5: Gạo tiếp đà tăng, lúa vẫn trong xu hướng giảm

Giá lúa gạo hôm nay (12/5) biến động trái chiều, với gạo và phụ phẩm tăng nhẹ, trong khi giá lúa có xu hướng giảm. Ngân hàng Thế giới dự báo giá gạo quốc tế sẽ tiếp tục giảm trong năm nay nhờ vào nguồn cung toàn cầu dồi dào.

Giá lúa gạo hôm nay

Khảo sát cho thấy, giá gạo nguyên liệu tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần.

Theo đó, gạo nguyên liệu CL 555 tăng 100 đồng/kg và được giao dịch trong khoảng 8.600 – 8.900 đồng/kg. Trong khi đó, giá gạo nguyên liệu OM 380 vẫn giữ ổn định ở mức 8.000 – 8.100 đồng/kg.

Đối với nhóm phụ phẩm, giá tấm OM 5451 không đổi trong khoảng 7.350 – 7.450 đồng/kg. Tuy nhiên, giá cám tiếp tục tăng nhẹ 100 đồng/kg, lên mức 7.100 – 7.300 đồng/kg.

Giá gạo ĐVT Giá tại chợ (đồng) Tăng (+), giảm (-) so với hôm trước
- Nguyên liệu CL 555 kg 8.600 – 8.900 +100
- Nguyên liệu OM 380 kg 8.000 – 8.100 -
- Tấm OM 5451 kg 7.350 – 7.450 -
- Cám kg 7.100 – 7.300 +100

Bảng giá gạo hôm nay 12/5 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. (Nguồn: Luagaoviet.com)

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang, giá một số loại lúa trên địa bàn ghi nhận xu hướng giảm nhẹ trong ngày đầu tuần.

Cụ thể, lúa IR 50404 giảm 200 đồng/kg, còn 5.400 – 5.600 đồng/kg; lúa OM 5451 cũng giảm 200 đồng/kg, về mức 6.000 – 6.200 đồng/kg. Lúa OM 380 giảm nhẹ 100 đồng/kg, hiện ở mức 5.500 – 5.800 đồng/kg.

Ở các chủng loại khác như OM 18 (tươi), Đài Thơm 8 (tươi), Nàng Hoa 9, nếp… giá nhìn chung vẫn giữ ổn định.

Giá lúa ĐVT Giá mua của thương lái (đồng) Tăng (+), giảm (-) so với hôm trước
- Nếp IR 4625 (tươi) kg 7.700 – 7.900 -
- Nếp IR 4625 (khô) kg 9.800 – 10.000 -
- Lúa IR 50404 kg 5.4005.600 -200
- Lúa OM 5451 Kg 6.000 – 6.200  -200
- Lúa OM 380 (tươi) Kg 5.500 – 5.800 -100
- Lúa Đài Thơm 8 (tươi) Kg 6.900 – 7.000 -
- OM 18 (tươi) kg 6.800 – 7.000 -
- Nàng Hoa 9 kg 6.650 – 6.750 -
Giá gạo   Giá bán tại chợ (đồng) Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua
- Nếp ruột kg 21.000 - 22.000 -
- Gạo thường kg 13.000 - 15.000 -
- Gạo Nàng Nhen kg 28.000 -
- Gạo thơm thái hạt dài kg 20.000 - 22.000 -
- Gạo thơm Jasmine kg 16.000 - 18.000 -
- Gạo Hương Lài kg 22.000 -
- Gạo trắng thông dụng kg 16.000 -
- Gạo Nàng Hoa kg 21.000 -
- Gạo Sóc thường kg 17.000 -
- Gạo Sóc Thái kg 20.000 -
- Gạo thơm Đài Loan kg 20.000 -
- Gạo Nhật kg 22.000 -
- Cám kg 9.000 – 10.000 -

Bảng giá lúa gạo hôm nay 12/5 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở Sở NN & MT tỉnh An Giang)

Giá gạo xuất khẩu

Dữ liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho thấy, giá gạo 5% tấm của Việt Nam hiện được niêm yết ở mức 397 USD/tấn.

Trong khi đó, giá gạo 5% tấm của Thái Lan tăng nhẹ 1 USD/tấn, lên 410 USD/tấn – mức cao nhất được ghi nhận trên thị trường.

Sản phẩm cùng loại của Ấn Độ cũng tăng 1 USD/tấn và được giao dịch ở mức 381 USD/tấn.

Ở chiều ngược lại, giá gạo 5% tấm của Pakistan giảm 1 USD/tấn, xuống còn 389 USD/tấn.

Nguồn: Hoàng Hiệp tổng hợp từ Reuters và VFA

Tờ Businessmirror đưa tin, Bộ Nông nghiệp Philippines (DA) cho rằng quyết định dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo không phải basmati của Ấn Độ đã góp phần làm tăng nguồn cung gạo toàn cầu.

Kết quả là, giá gạo quốc tế đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai năm, với một số loại gạo có giá dưới 380 USD/tấn.

Trong báo cáo của mình, Ngân hàng Thế giới dự báo giá gạo quốc tế sẽ tiếp tục giảm trong năm nay nhờ vào nguồn cung toàn cầu dồi dào.

Ngân hàng Thế giới dự đoán giá gạo sẽ giảm 29% vào năm 2025, chủ yếu do lượng dự trữ toàn cầu dồi dào và việc Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nới lỏng các biện pháp hạn chế xuất khẩu.

Tổ chức này cho biết trong báo cáo triển vọng thị trường hàng hóa gần đây: “Tổng sản lượng gạo toàn cầu trong niên vụ 2024–2025 dự kiến sẽ tăng 2%, trong đó sản lượng của Ấn Độ, quốc gia chiếm khoảng 40% tổng lượng xuất khẩu gạo thế giới, dự báo sẽ tăng 5%”.

Ngân hàng Thế giới cũng kỳ vọng giá gạo sẽ ổn định vào năm sau khi sản lượng tăng nhẹ phù hợp với mức tăng trưởng nhu cầu.

“Giá gạo được dự báo sẽ ổn định vào năm 2026 vì các ước tính sơ bộ cho mùa vụ 2025–2026 từ Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế cho thấy sự gia tăng nhẹ về nguồn cung toàn cầu sẽ tương xứng với mức tăng tiêu thụ.”

Điều này là tín hiệu tích cực đối với Philippines – nước nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới – vốn đã mua gần 5 triệu tấn gạo từ các nước khác trong năm ngoái.

Mặc dù vậy, sự sụt giảm của giá quốc tế không đồng nghĩa với việc Philippines sẽ mua nhiều gạo hơn. 

Số liệu từ Cục Công nghiệp Thực vật (BPI) cho biết lượng gạo nhập khẩu của nước này tính đến ngày 2/5 đạt 1,32 triệu tấn, giảm 21,33% so với mức 1,67 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, dữ liệu từ BPI cũng cho thấy lượng gạo nhập khẩu đang bắt đầu tăng trở lại, với 417.626 tấn được nhập trong tháng 4, so với mức trung bình hàng tháng 395.537 tấn trong quý đầu năm.

Trong tổng lượng gạo nhập vào Philippines, có 1,12 triệu tấn đến từ Việt Nam – nhà cung cấp lớn nhất của nước này. Thái Lan đứng sau với 86.271 tấn.

Philippines cũng mua gạo từ các quốc gia khác như Pakistan (71.126 tấn), Ấn Độ (21.458 tấn) và Myanmar (13.577 tấn).

Cơ quan này đã phê duyệt và cấp 2.736 giấy phép kiểm dịch thực vật và vệ sinh (SPSIC) cho việc nhập khẩu 2,27 triệu tấn gạo.

Các quan chức Bộ Nông nghiệp (DA) dự báo lượng gạo nhập khẩu năm nay sẽ thấp hơn năm ngoái do sản lượng lúa trong nước dự kiến phục hồi và điều kiện thời tiết được cải thiện.

Trợ lý Bộ Nông nghiệp, ông Arnel de Mesa, cho biết lượng gạo nhập khẩu sẽ giảm trong năm nay sau khi đạt mức cao kỷ lục 4,8 triệu tấn vào năm 2024.

“Mức nhập khẩu gạo hợp lý trong năm nay là từ 3,8 đến 4 triệu tấn,” ông De Mesa nói trong một cuộc phỏng vấn trước đó.

Cơ quan này đặt mục tiêu sản xuất 20,46 triệu tấn gạo trong năm nay thông qua việc nâng cao năng suất. Năm 2023, sản lượng gạo của Philippines đạt mức kỷ lục 20,06 triệu tấn.

Hoàng Hiệp
CÙNG CHUYÊN MỤC
Doanh nghiệp với các phương án ứng phó việc điều chỉnh tăng giá điện

Việc tăng giá sẽ giúp mọi người dân sử dụng điện có trách nhiệm hơn. Giá điện tăng, các cơ sở sản xuất ít nhiều sẽ phải cơ cấu lại các khoản chi phí, tối ưu các dây chuyền hơn để vận hành tiết kiệm

Giá điện tăng ảnh hưởng thế nào đến giá bán phân bón?

Với việc giá điện tăng từ ngày 10/5, giá thành sản xuất phân bón và giá phân bón bán ra trên thị trường sẽ bị ảnh hưởng thế nào? Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn các doanh nghiệp phân bón thuộc Vinachem.

'Vì sao kẻ xấu có được hóa đơn tiền điện để lừa đảo người dân?'

Theo đại biểu Nguyễn Minh Đức, nhiều người dân không hiểu tại sao kẻ xấu lại nắm rõ số điện thoại, căn cước công dân và hóa đơn tiền điện của gia đình để thực hiện hành vi lừa đảo.

Dự báo giá heo hơi ngày 13/5: Thị trường sẽ tiếp tục biến động

Các chuyên gia dự báo giá heo hơi sẽ điều chỉnh tại một số địa phương trong sáng mai do thi trường vẫn đang liên tục biến động.