Giá lúa gạo hôm nay 14/7: Gạo nguyên liệu bật tăng 200 – 300 đồng/kg

Giá lúa gạo hôm nay (14/7) tại thị trường trong nước tăng nhẹ, từ 200 – 300 đồng/kg đối với gạo nguyên liệu. Trong khi đó, giá gạo châu Á đang ở mức thấp nhất trong 8 năm qua. Nguồn cung toàn cầu đã được cải thiện nhờ thời tiết thuận lợi tại các quốc gia sản xuất chính, khiến giá gạo giảm hơn 40% so với mức đỉnh vào tháng 1 năm ngoái.

Giá lúa gạo hôm nay

Khảo sát cho thấy, giá gạo hôm nay tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long điều chỉnh tăng nhẹ 200 – 300 đồng/kg so với cuối tuần trước.

Cụ thể, gạo nguyên liệu OM380 tăng 300 đồng/kg so với cuối tuần trước, lên mức 7.700 – 7.800 đồng/kg; gạo nguyên liệu CL 555 cũng tăng 200 đồng/kg, dao động trong khoảng 8.200 – 8.300 đồng/kg.

Đối với nhóm phụ phẩm, giá tấm thơm IR 504 giữ ổn định ở mức 7.000 – 7.300 đồng/kg, giá cám đạt 7.550 – 7.700 đồng/kg.

Giá gạo ĐVT Giá tại chợ (đồng) Tăng (+), giảm (-) so với hôm trước
- Nguyên liệu OM 380 kg 7.700 – 7.800 +300
- Nguyên liệu CL 555 kg 8.200 – 8.300 +200
- Tấm IR 504 kg 7.000 – 7.300 -
- Cám kg 7.550 – 7.700 -

Bảng giá gạo hôm nay 14/7 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. (Nguồn: Luagaoviet.com)

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang, giá lúa hôm nay trên địa bàn tỉnh không ghi nhận biến động mới.

Hiện tại, các loại lúa OM 18, Nàng Hoa 9 và Đài thơm 8 (tươi) phổ biến trong khoảng 6.000 – 6.200 đồng/kg; tiếp đến là giá lúa OM 5451 đứng ở mức 5.800 – 6.000 đồng/kg; lúa OM 380 đạt 5.700 – 5.900 đồng/kg; lúa IR 50404 có giá từ 5.600 – 5.800 đồng/kg.

Giá lúa ĐVT Giá mua của thương lái (đồng) Tăng (+), giảm (-) so với hôm trước
- Nếp IR 4625 (tươi) kg 7.300 – 7.500 -
- Nếp IR 4625 (khô) kg 9.500 – 9.700 -
- Lúa IR 50404 kg 5.6005.800 -
- Lúa OM 5451 Kg 5.800 – 6.000  -
- Lúa OM 380 (tươi) Kg 5.700 – 5.900 -
- Lúa Đài Thơm 8 (tươi) Kg 6.000 – 6.200 -
- OM 18 (tươi) kg 6.100 – 6.200 -
- Nàng Hoa 9 kg 6.000 – 6.200 -
Giá gạo   Giá bán tại chợ (đồng) Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua
- Nếp ruột kg 21.000 - 22.000 -
- Gạo thường kg 13.000 - 14.000 -
- Gạo Nàng Nhen kg 28.000 -
- Gạo thơm thái hạt dài kg 20.000 - 22.000 -
- Gạo thơm Jasmine kg 16.000 - 18.000 -
- Gạo Hương Lài kg 22.000 -
- Gạo trắng thông dụng kg 16.000 -
- Gạo Nàng Hoa kg 21.000 -
- Gạo Sóc thường kg 16.000 – 17.000 -
- Gạo Sóc Thái kg 20.000 -
- Gạo thơm Đài Loan kg 20.000 -
- Gạo Nhật kg 22.000 -
- Cám kg 8.000 – 9.000 -

Bảng giá lúa gạo hôm nay 14/7 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở Sở NN & MT tỉnh An Giang)

Giá gạo xuất khẩu

Trên thị trường thế giới, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, giá gạo 5% tấm của Việt Nam đang duy trì ở mốc 382 USD/tấn, cao hơn 4 USD/tấn so với sản phẩm cùng loại của Thái Lan và 5 USD/tấn so với gạo Ấn Độ.

Trong khi đó, giá gạo 5% tấm của Pakistan đang được báo giá ở mức cao nhất là 390 USD/tấn.

Theo Bloomberg, giá gạo chuẩn tại châu Á đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần tám năm, báo hiệu khả năng chi phí thực phẩm sẽ thấp hơn đối với người tiêu dùng mặt hàng lương thực thiết yếu này.

Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan cho biết, giá gạo trắng 5% tấm của nước này đã giảm xuống còn 390 USD/tấn vào ngày 9/7 – mức thấp nhất kể từ tháng 9 năm 2017. Nguồn cung toàn cầu đã được cải thiện nhờ thời tiết thuận lợi tại các quốc gia sản xuất chính, khiến giá gạo giảm hơn 40% so với mức đỉnh vào tháng 1 năm ngoái.

Nguồn: Hoàng Hiệp tổng hợp từ Reuters và VFA

Gạo là lương thực thiết yếu đối với hàng tỷ người và đóng góp tới 50% tổng lượng calo tiêu thụ tại một số khu vực ở Đông Nam Á. Sau khi tăng vọt lên mức cao nhất trong vòng 15 năm vào năm 2024 do nhu cầu mạnh và lo ngại về nguồn cung, giá gạo đã dần giảm khi sản lượng cải thiện.

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), sản lượng gạo toàn cầu trong niên vụ 2025–2026 được dự báo sẽ đạt mức kỷ lục, giúp tăng lượng tồn kho.

Lượng mưa gió mùa cao hơn mức trung bình tại Ấn Độ – quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới – cũng đang mang lại triển vọng tích cực cho vụ thu hoạch sắp tới.

Điều này có thể góp phần làm tăng lượng dư thừa toàn cầu và gia tăng xuất khẩu từ Ấn Độ, nhất là khi nước này đã gỡ bỏ các hạn chế xuất khẩu nhằm tránh tình trạng dư thừa trong nước.

Ấn Độ đang xem xét một đề xuất nhằm mở rộng việc bán gạo tấm từ các kho dự trữ của nhà nước ra thị trường tự do. Động thái này có thể giúp tăng nguồn cung loại gạo này phục vụ cho xuất khẩu và sản xuất ethanol.

Quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới này đã triển khai một chương trình thí điểm vào đầu năm nay để giảm tỷ lệ gạo tấm trong gạo phân phối qua chương trình an sinh lương thực từ 25% xuống còn 10%, chuyển phần còn lại sang mục đích sử dụng trong công nghiệp.

Kế hoạch này được kỳ vọng sẽ giúp Tập đoàn Lương thực Ấn Độ (FCI) giảm lượng dự trữ đang tăng cao và giải phóng một phần không gian cho vụ thu hoạch sắp tới, đồng thời cải thiện nguồn cung nguyên liệu thô cho các nhà sản xuất ethanol, các nguồn tin giấu tên cho biết.

Theo hệ thống hiện tại, cơ quan lương thực mua gạo chưa xay xát từ nông dân với mức giá đảm bảo và giao cho các nhà máy tư nhân chế biến. Gạo mà họ nhận lại thường chứa tới một phần tư là gạo tấm.

Sáng kiến này sẽ giúp các hộ gia đình Ấn Độ nhận được gạo chất lượng cao hơn trong chương trình phát gạo miễn phí, trong khi FCI có thể giảm chi phí lưu trữ. Đồng thời, ngành sản xuất ethanol sẽ được hưởng lợi từ nguồn nguyên liệu rẻ hơn khi lượng gạo tấm dư thừa được tung ra thị trường.

Tuy nhiên, người phát ngôn của Bộ Lương thực chưa phản hồi yêu cầu bình luận của Bloomberg.

Hoàng Hiệp
CÙNG CHUYÊN MỤC
Xúc tiến mở rộng thị trường mới xuất khẩu hạt điều

Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, mục tiêu xuất khẩu hạt điều năm 2025 là 4,5 tỷ USD tăng 2,7% so với cùng kỳ 2024. Như vậy, xuất khẩu mặt hàng này 6 tháng cuối năm cần đạt khoảng 2,2 tỷ USD.

Dự báo giá heo hơi ngày 15/7: Đà giảm đang kéo dài tại thị trường phía Bắc

Theo dự báo của các chuyên gia, giá heo hơi có thể tiếp đà giảm tại khu vực miền Bắc do xu hướng đi xuống đang có dấu hiệu kéo dài tại thị trường này.

Giá sầu riêng hôm nay 14/7: Đi ngang ở mức thấp

Giá sầu riêng hôm nay (14/7) không có nhiều thay đổi tại các vùng được thu mua chính trên cả nước, dao động ở 20.000 - 80.000 đồng/kg.

NHNN lý giải vì sao ngân hàng có vốn trên 50.000 tỷ mới được xem xét cấp phép sản xuất vàng miếng

Dự thảo sửa đổi Nghị định 24 sẽ tiến tới xoá bỏ việc Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, sẽ cấp phép có điều kiện cho các doanh nghiệp và ngân hàng thương mại sản xuất vàng miếng.