Dữ liệu từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang cho thấy, giá lúa trên địa bàn tỉnh đã quay đầu tăng trở lại trong ngày hôm nay, sau phiên sụt giảm vào ngày hôm qua.
Cụ thể, lúa IR 50404 tăng 200 đồng/kg, lên mức 5.300 – 5.500 đồng/kg; lúa OM 380 cũng tăng 200 đồng/kg, đạt 5.600 – 5.800 đồng/kg; lúa OM 5451 tăng 300 đồng/kg, trở lại mốc 5.800 – 6.000 đồng/kg. Đáng chú ý, lúa OM 18 (tươi) ghi nhận mức tăng mạnh nhất, tăng 400 đồng/kg, lên 6.000 – 6.200 đồng/kg.
Giá lúa | ĐVT | Giá mua của thương lái (đồng) | Tăng (+), giảm (-) so với hôm trước |
- Nếp IR 4625 (tươi) | kg | 7.300 – 7.500 | - |
- Nếp IR 4625 (khô) | kg | 9.500 – 9.700 | - |
- Lúa IR 50404 | kg | 5.300 – 5.500 | +200 |
- Lúa OM 5451 | Kg | 5.800 – 6.000 | +300 |
- Lúa OM 380 (tươi) | Kg | 5.600 – 5.800 | +200 |
- Lúa Đài Thơm 8 (tươi) | Kg | 5.500 - 5.600 | - |
- OM 18 (tươi) | kg | 6.000 – 6.200 | +400 |
- Nàng Hoa 9 | kg | 5.600 – 5.700 | - |
Giá gạo | Giá bán tại chợ (đồng) | Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua | |
- Nếp ruột | kg | 21.000 - 22.000 | - |
- Gạo thường | kg | 14.000 - 15.000 | +1.000 |
- Gạo Nàng Nhen | kg | 28.000 | - |
- Gạo thơm thái hạt dài | kg | 20.000 - 22.000 | - |
- Gạo thơm Jasmine | kg | 16.000 - 17.000 | - |
- Gạo Hương Lài | kg | 22.000 | - |
- Gạo trắng thông dụng | kg | 16.000 | - |
- Gạo Nàng Hoa | kg | 21.000 | - |
- Gạo Sóc thường | kg | 16.000 – 17.000 | - |
- Gạo Sóc Thái | kg | 20.000 | - |
- Gạo thơm Đài Loan | kg | 20.000 | - |
- Gạo Nhật | kg | 22.000 | - |
- Cám | kg | 8.000 – 9.000 | - |
Bảng giá lúa gạo hôm nay 1/7 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở Sở NN & MT tỉnh An Giang)
Trong khi đó, giá gạo tại các khu vực khác của Đồng bằng sông Cửu Long nhìn chung ít biến động. Hiện gạo nguyên liệu IR 504 đang được giao dịch với giá 8.100 – 8.200 đồng/kg, trong khi gạo nguyên liệu OM 18 tăng nhẹ 50 USD/tấn, lên 9.450 – 9.600 đồng/kg.
Ở nhóm phụ phẩm, giá tấm thơm không đổi ở mức 7.400 – 7.500 đồng/kg, giá cám từ 8.100 – 8.250 đồng/kg.
Giá gạo | ĐVT | Giá tại chợ (đồng) | Tăng (+), giảm (-) so với hôm trước |
- Nguyên liệu IR 504 | kg | 8.100 – 8.200 | - |
- Nguyên liệu OM 18 mới | kg | 9.450 – 9.600 | +50 |
- Tấm thơm | kg | 7.400 – 7.500 | - |
- Cám | kg | 8.100 – 8.250 | - |
Bảng giá gạo hôm nay 1/7 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. (Nguồn: Luagaoviet.com)
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm của Việt Nam hiện giữ ổn định ở mức 382 USD/tấn. Mức giá này thấp hơn so với sản phẩm cùng loại của Thái Lan và Pakistan, hiện được chào bán ở mức 388 USD/tấn.
Tuy nhiên, giá gạo của Việt Nam vẫn cao hơn so với gạo 5% tấm của Ấn Độ, hiện ở mức 380 USD/tấn, tăng nhẹ 1 USD/tấn so với trước đó.
Nguồn: Hoàng Hiệp tổng hợp từ Reuters và VFA
Số liệu từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) cho thấy, trong 4 tháng đầu năm, Nhật Bản đã nhập khẩu 280.215 tấn gạo, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các thị trường cung cấp chính gồm Mỹ: 150.702 tấn, tăng 28,4% và chiếm 50,2% thị phần; Thái Lan: 95.029 tấn, giảm 0,1% và chiếm 33,9%; Australia: 16.264 tấn, tăng 36% và chiếm 7,8%;....
Đáng chú ý, Việt Nam đứng thứ 7 về xuất khẩu gạo vào Nhật Bản với khối lượng đạt 2.004 tấn, tăng đột biến 14 lần (1.321%) so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, thị phần của Việt Nam trong tổng nhập khẩu gạo Nhật Bản đã tăng từ 0,1% lên mức 0,7%.
Theo Báo Nhân Dân, ông Tạ Đức Minh - Tham tán Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, cho biết quốc gia này hiện là thị trường xuất khẩu nông lâm, thủy sản lớn thứ 3 của Việt Nam, chiếm gần 7% kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản, với giá trị xuất khẩu đạt hơn 4 tỷ USD trong năm 2024. Tốc độ tăng trưởng bình quân hơn 6%/năm trong 10 năm qua.
Từ gạo thơm ST25 đến trái vải tươi, cà-phê rang xay, trái cây sấy, ngày càng nhiều mặt hàng nông thủy sản Việt Nam xuất hiện trên các kệ hàng của hệ thống bán lẻ lớn tại Nhật Bản, cũng như trên các nền tảng thương mại điện tử.
Riêng mặt hàng gạo ghi nhận mức tăng trưởng đột biến do giá gạo tại Nhật biến động. Theo đó, năm 2024, sản lượng gạo nhập khẩu từ Việt Nam tăng gấp gần 10 lần năm 2023. Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2025, gạo nhập khẩu đã vượt tổng sản lượng nhập khẩu cả năm 2024 với sản lượng xuất khẩu sang Nhật Bản vẫn tiếp tục tăng.
Ngoài các loại gạo thơm đóng gói như gạo Japonica, ST25, ST24 đang dần chiếm vị trí trên các kệ siêu thị Nhật Bản, các trái cây tươi như vải, xoài, thanh long, nhãn cũng đã được người tiêu dùng tại Nhật Bản ủng hộ, ưa chuộng.
Theo ông Minh, Nhật Bản là thị trường yêu cầu khắt khe về chất lượng, truy xuất nguồn gốc và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Khoảng 70% người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cao hơn cho các sản phẩm có chứng nhận và bao bì thể hiện sự minh bạch, rõ ràng.
Giá cả tại Nhật ổn định nhưng yêu cầu cao về chất lượng. Do đó, ông Minh khuyến cáo doanh nghiệp Việt không nên cạnh tranh bằng giá thấp, mà nên tạo giá trị bằng chế biến sâu, thí dụ trái cây sấy giá trị cao gấp 2-3 lần hàng tươi, hay sử dụng bao bì thân thiện môi trường và cần có truy xuất minh bạch
Sự hỗ trợ từ các hiệp định thương mại tự do như CPTPP, RCEP hay VJEPA đã giúp hơn 90% dòng thuế được giảm hoặc xóa bỏ. Tuy nhiên, lợi thế này chỉ thực sự phát huy nếu doanh nghiệp chuẩn hóa toàn bộ chuỗi sản xuất và cung ứng.
Ngoài ra, một số thách thức khác khi tiếp cận thị trường Nhật cũng được ông Minh chỉ rõ, như tiêu chuẩn khắt khe về hồ sơ, yêu cầu đầy đủ thông tin, song ngữ, kèm chứng nhận an toàn thực phẩm như GlobalGAP, HACCP…, trong khi doanh nghiệp thường phải mất từ 6-12 tháng để hoàn thiện hồ sơ tiêu chuẩn Nhật.
Cùng với đó, Nhật Bản cũng có chính sách bảo hộ nội địa mạnh, với thuế gạo lên tới 778%, chưa kể cạnh tranh gay gắt từ gạo Ấn Độ, Pakistan, Đài Loan (Trung Quốc)… và cạnh tranh từ các nước cũng có các FTA với Nhật Bản.
Tiến độ giao hàng nghiêm ngặt cũng là một yêu cầu cao, khi có tới hơn 95% nhà nhập khẩu Nhật đánh giá cao tính đúng giờ, coi đó là yếu tố quyết định giữ hợp đồng.
Tổng công ty, công ty điện lực thuộc tỉnh, thành phố giảm 28 đơn vị từ ngày 1/7, đồng bộ theo mô hình tỉnh, thành phố.
Xuất khẩu cá tra sang Mỹ trong tháng 5 tăng mạnh 35% dù nguy cơ áp thuế đối ứng vẫn hiện hữu. Nhiều doanh nghiệp tranh thủ đẩy hàng trong thời gian hoãn thuế 90 ngày, kỳ vọng người tiêu dùng Mỹ sẽ tiếp tục chấp nhận mức giá mới, nhờ lợi thế giá rẻ và ít đối thủ thay thế của cá tra Việt Nam.
Giá sầu riêng hôm nay (1/7) không có nhiều thay đổi, với mức giá thấp nhất được ghi nhận tại Tây Nguyên.
Một số chuyên gia dự báo giá heo hơi có thể điều chỉnh vào sáng mai. Trong đó, thị trường miền Trung và miền Nam sẽ tiếp tục đi xuống do đà giảm vẫn đang kéo dài tại hai khu vực này.