Xem thêm: Giá lúa gạo hôm nay 19/11
Theo khảo sát, giá lúa hôm nay tại tỉnh An Giang tiếp tục tăng từ 100 đồng/kg đến 300 đồng/kg ở một số chủng loại.
Cụ thể, giá thu mua lúa OM 5451 được các thương lái nâng lên mức 7.600 – 7.700 đồng/kg, tăng thêm 100 đồng/kg so với hôm qua.
Các loại lúa khác nhìn chung ổn định, Đài Thơm 8 trong khoảng 8.600 – 8.800 đồng/kg; Nàng Hoa 9 ở mức 8.400 – 8.600 đồng/kg; OM 18 dao động 8.400 – 8.600 đồng/kg; IR 50404 từ 7.400 – 7.500 đồng/kg; OM 380 có giá 6.800 – 7.000 đồng/kg.
Bên cạnh đó, thị trường nếp cũng điều chỉnh tăng. Nếp IR 4625 (tươi) thêm 300 đồng/kg, lên 8.200 – 8.400 đồng/kg; trong khi nếp Long An 3 tháng khô giữ nguyên ở mức 9.800 – 10.00 đồng/kg. Như vậy, giá nếp IR 4625 (tươi) đã tăng tổng cộng 500 đồng/kg trong hai ngày vừa qua.
Giá lúa |
ĐVT |
Giá mua của thương lái (đồng) |
Tăng (+), giảm (-) so với hôm trước |
- Nếp Long An 3 tháng (khô) |
kg |
9.800 – 10.000 |
- |
- Nếp IR 4625 (tươi) |
kg |
8.200 – 8.400 |
+300 |
- Nếp Long An IR 4625 (khô) |
kg |
9.600 – 9.800 |
- |
- Lúa IR 50404 |
kg |
7.400 - 7.500 |
- |
- Lúa Đài thơm 8 |
Kg |
8.600 - 8.800 |
- |
- Lúa OM 5451 |
Kg |
7.600 - 7.800 |
+100 |
- Lúa OM 18 tươi |
kg |
8.400 – 8.600 |
- |
- OM 380 |
kg |
6.800 – 7.000 |
- |
- Nàng Hoa 9 |
kg |
8.400 – 8.600 |
- |
Giá gạo |
|
Giá bán tại chợ (đồng) |
Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua |
- Nếp ruột |
kg |
18.000 - 22.000 |
- |
- Gạo thường |
kg |
15.000 - 16.000 |
- |
- Gạo Nàng Nhen |
kg |
28.000 |
- |
- Gạo thơm thái hạt dài |
kg |
20.000 - 22.000 |
- |
- Gạo thơm Jasmine |
kg |
17.000 - 18.000 |
- |
- Gạo Hương Lài |
kg |
22.000 |
- |
- Gạo trắng thông dụng |
kg |
17.500 |
- |
- Gạo Nàng Hoa |
kg |
21.500 |
- |
- Gạo Sóc thường |
kg |
18.500 |
- |
- Gạo Sóc Thái |
kg |
21.000 |
- |
- Gạo thơm Đài Loan |
kg |
21.000 |
- |
- Gạo Nhật |
kg |
22.500 |
- |
- Cám |
kg |
9.000 - 10.000 |
- |
Bảng giá lúa gạo hôm nay 20/11 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)
Thị trường giá gạo không ghi nhận biến động mới. Tại chợ An Giang, hiện gạo thường vẫn được niêm yết trong khoảng 15.000 – 16.000 đồng/kg; các loại gạo thơm có giá từ 17.000 – 22.000 đồng/kg.
Tại các khu vực khác của Đồng bằng sông Cửu Long, giá gạo nguyên liệu IR 504 ổn định ở mức 10.400 - 10.500 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 có giá 12.400 – 12.550 đồng/kg.
Với mặt hàng phụ phẩm, giá cám khô tại các địa phương tiếp tục đi ngang ở mức 6.000 – 6.100 đồng/kg, tấm thơm khoảng 9.200 – 9.400 đồng/kg.
Trên thị trường xuất khẩu, theo dữ liệu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam hôm nay tăng 3 USD/tấn lên 520 USD/tấn. Ngoài ra, giá gạo 25% tấm tăng 2 USD/tấn, ở mức 485 USD/tấn; gạo 100% tấm tăng 2 USD/tấn, ở mức 410 USD/tấn.
Tại Thái Lan, giá gạo 5% tấm tăng nhẹ 4 USD/tấn lên 487 USD/tấn; gạo 25% tấm tăng 3 USD/tấn lên 452 USD/tấn.
Giá gạo 5% tấm của Ấn Độ cũng tăng 2 USD/tấn, lên mức 450 USD/tấn. Trong khi giá gạo cùng loại tại Pakistan ổn định ở mức 453 USD/tấn.
Như vậy, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam vẫn đang ở mức cao nhất trong khu vực, cao hơn 33 USD/tấn so với sản phẩm cùng loại của Thái Lan, hơn 67 USD/tấn so với gạo Pakistan và hơn 70 USD/tấn so với gạo Ấn Độ.
TTXVN đưa tin, theo dữ liệu mới nhất từ Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ, kim ngạch xuất khẩu gạo của nước này đạt 1,050 tỷ USD trong tháng 10/2024, tăng 85,79% so với mức 565,65 triệu USD của cùng kỳ năm ngoái. Trước đó, kim ngạch xuất khẩu gạo tháng 9/2024 của Ấn Độ đạt 694,35 triệu USD.
Với sự tăng trưởng mạnh mẽ trong tháng 10, tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Ấn Độ đã tăng 5,27% lên 6,171 tỷ USD trong giai đoạn từ tháng 4-10/2024 của năm tài chính hiện hành (bắt đầu từ tháng 4/2024 và kết thúc vào tháng 3/2025).
Tính đến hết tháng 9 năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Ấn Độ đã giảm 3,33% xuống 5,120 tỷ USD so với 5,296 tỷ USD ghi nhận trong nửa đầu năm tài chính trước.
Lượng gạo xuất khẩu tăng vọt sau khi Chính phủ Ấn Độ thực hiện một số bước để nới lỏng giới hạn xuất khẩu gạo trong hai tháng qua.
Ấn Độ đã áp đặt các hạn chế đối với xuất khẩu gạo trong bối cảnh sản lượng gạo giảm nhẹ và nguy cơ mùa mưa thất thường vào năm ngoái. Với kho dự trữ dồi dào và sản lượng gạo vụ hiện tại ước tính đạt mức kỷ lục 119,93 triệu tấn - tăng 6,67 triệu tấn hay 5,89% so với sản lượng của niên vụ trước - Chính phủ Ấn Độ đã nới lỏng các quy định xuất khẩu gạo.
Vào ngày 27/9, chính phủ Ấn Độ đã bỏ thuế xuất khẩu 20% đối với gạo trắng thường không phải basmati và giảm 50% thuế xuất khẩu đối với ba loại gạo khác. Thuế suất đối với thóc, gạo lứt và gạo đồ cũng được giảm từ 20% xuống 10%. Sau đó, thuế suất này tiếp tục được giảm xuống 0% vào ngày 22/10.
Ngày 28/9, Ấn Độ đã dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng thường không phải basmati và áp dụng mức giá xuất khẩu tối thiểu (MEP) 490 USD/tấn. Mức giá sàn này cũng được dỡ bỏ vào ngày 23/10.
Xuất khẩu gạo của Ấn Độ thường được phân loại thành gạo basmati và gạo thường. Gạo basmati chiếm gần 1/3 tổng lượng gạo xuất khẩu của Ấn Độ. Trong năm tài chính 2023-2024, xuất khẩu gạo basmati và gạo thường của Ấn Độ lần lượt đạt 5,242 triệu tấn và 11,116 triệu tấn.
Giá cao su hôm nay (21/11) đồng loạt giảm trên cả hai sàn Osaka và Thượng Hải do đồng yen tăng và nhu cầu có dấu hiệu chậm lại. Theo Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên thế giới, tính đến hết tháng 10, sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu tăng 2,8% trong khi tiêu thụ giảm 4,2%.
Giá thịt heo hôm nay không ghi nhận điều chỉnh mới. Theo đó, ba rọi heo hiện được bán với giá 165.522 đồng/kg tại hệ thống cửa hàng WinMart và 136.000 đồng/kg tại Công ty Thực phẩm Tươi sống Hà Hiền.
Giá dầu thô giảm trong phiên giao dịch ngày 20/11 sau khi dự trữ dầu thô và xăng của Mỹ tăng vượt dự kiến vào tuần trước, nhưng mức giảm bị hạn chế do lo ngại về cuộc chiến ngày càng leo thang giữa nhà sản xuất dầu lớn Nga và Ukraine.
Thông thường nhập khẩu thịt heo sẽ tăng vào quý II và quý IV; giảm vào quý I và III. Nguyên nhân là quý II là mùa cao điểm du lịch nên nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm chế biến như xúc xích, giò chả, dăm bông,...tăng cao. Tương tự ở quý IV, nhu cầu các sản phẩm này phục vụ cho dịp Tết tăng.