Giá phân bón ngày 14/5: Phân NPK 16 - 16 - 8 + TE Việt Nhật giảm sốc 450.000 đồng/bao

Theo khảo sát, giá phân bón hôm nay (14/5) biến động trái chiều trên thị trường cả nước. Trong đó, phân NPK 16 - 16 - 8 +TE Việt Nhật đang có giá từ 420.000 đồng/bao đến 440.000 đồng/bao, sau khi giảm 450.000 đồng/bao .

Tại khu vực Đông Nam Bộ - Tây Nguyên

Ghi nhận hôm nay (14/5) cho thấy, giá phân bón tại khu vực Đông Nam Bộ - Tây Nguyên tăng, giảm không đồng nhất 

Cụ thể, phân Urê Phú Mỹ giảm khoảng 10.000 - 50.000 đồng/bao, hạ giá bán xuống mức 590.000 - 600.000 đồng/bao. 

Bên cạnh đó, phân Kali bột Cà Mau, Phú Mỹ đồng loạt giảm 40.000 đồng/bao, hiện các giá bán lần lượt là 500.000 - 580.000 đồng/bao và 490.000 - 570.000 đồng/bao. 

Cùng lúc, phân NPK 20 - 20 - 15 Bình Điền có giá khoảng 850.000 - 900.000 đồng/bao sau khi điều chỉnh giảm mạnh nhất khu vực, trong khoảng 50.000 - 100.000 đồng/bao. 

Mặt khác, phân NPK 16 - 16 - 8 Cà Mau, Phú Mỹ có giá bán trong khoảng 650.000 - 750.000 đồng/bao, tương ứng tăng 10.000 - 50.000 đồng/bao. Ngược lại, thương hiệu Đầu Trâu đi ngang với giá bán 670.000 - 750.000 đồng/bao.

Phân Lân có giá bán thấp nhất khu vực là 290.000 - 330.000 đồng/bao,  cũng tăng 20.000 đồng/bao

Tuy nhiên, phân urê Cà Mau trái chiều từ 10.000 đồng/bao đến 40.000 đồng/bao, đạt mức khoảng 610.000 - 620.000 đồng/bao. 

Đơn vị tính: đồng/bao

KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ - TÂY NGUYÊN

Tên loại

Ngày 9/5

    Ngày 14/5

Thay đổi

Phân URÊ

Cà Mau

600.000 - 660.000

610.000 - 620.000

+ 10.000 - 40.000

Phú Mỹ

600.000 - 650.000

590.000 - 600.000

- 10.000 - 50.000 

Phân KALI bột

Cà Mau

540.000 - 580.000

500.000 - 580.000

- 40.000

Phú Mỹ

540.000 - 570.000

490.000 - 570.000

- 40.000

Phân NPK 16 - 16 - 8

Cà Mau

650.000 - 700.000

660.000 - 750.000

+ 10.000 + 50.000

Phú Mỹ

650.000 - 700.000

660.000 - 750.000

+ 10.000 + 50.000

Đầu Trâu

670.000 - 750.000

670.000 - 750.000

-

Phân NPK 20 - 20 - 15 TE

Bình Điền

900.000 - 950.000

800.000 - 900.000

- 100.000 - 50.000

Phân Lân

Lâm Thao

290.000 - 310.000

290.000 - 330.000

+ 20.000

Số liệu: 2nong.vn

Tại khu vực miền Bắc

Cũng theo khảo sát, tại khu vực miền Bắc, thị trường phân bón biến động trái chiều. 

Chi tiết như sau, 540.000 - 590.000 là giá bán niêm yết đối với phân urê sau khi giảm từ 10.000 đồng/bao và 30.000 đồng/bao. 

Song song đó, phân NPK 16 - 16 - 8 + TE lao dốc mạnh xuống mức 450.000 đồng/bao, hiện đang có giá 420.000 - 440.000 đồng/bao. 

Phân Supe lân Lâm Thao giảm khoảng 10.000 - 20.000 đồng/bao, được bán ở mức 250.000 - 270.000 đồng/bao. 

Cùng với đó, phân NPK 16 - 16 - 8 Việt Nhật và phân Kali bột Canada đều giảm 20.000 đồng/bao, lần lượt hạ xuống mức 730.000 - 760.000 đồng/bao và 510.000 - 530.000 đồng/bao.

Ngược lại, phân kali bột Hà Anh lại tăng 10.000 đồng/bao, nâng giá bán đến 510.000 - 540.000 đồng/bao. 

Trong khi đó, phân NPK 16 - 16 - 8 Phú Mỹ trái chiều 10.000 đồng/bao, giá bán dao động khoảng 750.000 - 760.000 đồng/bao.

Đơn vị tính: đồng/bao

KHU VỰC MIỀN BẮC

Tên loại

Ngày 9/5

Ngày 14/5

Thay đổi

Phân URÊ

Hà Bắc

570.000 - 600.000

560.000 - 590.000

- 10.000

Phú Mỹ

570.000 - 600.000

540.000 - 580.000

- 30.000 - 20.000

Phân NPK 16 - 16 - 8 + TE

Việt Nhật

870.000 - 890.000

420.000 - 440.000

- 450.000  

Phân Supe Lân

Lâm Thao

260.000 - 290.000

250.000 - 270.000

- 10.000 - 20.000

Phân NPK 16 - 16 - 8

Việt Nhật

730.000 - 780.000

730.000 - 760.000

- 20.000

Phú Mỹ

740.000 - 770.000

750.000 - 760.000

+ 10.000 - 10.000

Phân KALI bột

Canada

510.000 - 550.000

510.000 - 530.000

- 20.000

Hà Anh

500.000 - 540.000

510.000 - 540.000

+ 10.000

Số liệu: 2nong.vn

  Nguồn: Wichart 

 

Giá điện tăng ảnh hưởng thế nào đến giá bán phân bón? 

Với việc giá điện tăng từ ngày 10/5, giá thành sản xuất phân bón và giá phân bón bán ra trên thị trường sẽ bị ảnh hưởng thế nào? Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn các doanh nghiệp phân bón thuộc Vinachem. 

Việc tăng giá điện cho sản xuất kinh doanh áp dụng từ ngày 10/5 vừa qua tác động đáng kể đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như giá thành sản xuất phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, các đơn vị thành viên của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) tiếp tục triển khai các giải pháp đồng bộ để duy trì hoạt động hiệu quả và giá bán phân bón hợp lý cho nông dân tại thị trường trong nước cũng như nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu .

Chia sẻ với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, ông Trần Đại Nghĩa, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Supe Phốt Phát và Hóa chất Lâm Thao cho biết, với sản lượng điện tiêu thụ bình quân 3,7 triệu kWh/tháng, việc tăng giá điện theo Quyết định số 1279/QĐ-BCT ngày 9/5/2025 của Bộ Công Thương sẽ làm chi phí sản xuất của Công ty tăng bình quân thêm hơn 4 tỷ đồng/năm. Theo đó, tùy từng loại sản phẩm mà chi phí tăng khác nhau, nhưng bình quân giá thành sản phẩm phân bón tăng khoảng 10.000 đồng/tấn.

Cùng đó, Công ty vận hành có hiệu quả các hệ thống thiết bị tiết kiệm điện năng đã được lắp đặt như: Bộ biến tần ba pha quạt hút khí Flo 250kW, quạt hút sấy nóng, sấy nguội 110-132kW, động cơ nghiền 45-55 kW, động cơ đĩa vê viên, động cơ que trộn 37-45kW.

Ngoài ra, Công ty cũng đang triệt để áp dụng là thay thế toàn bộ hệ thống đèn chiếu sáng Led có độ phát sáng cao, tiết kiệm điện năng (1.350 bộ); lắp đặt hệ thống điều khiển có thể cài đặt theo nhu cầu và mục đích sử dụng đảm bảo sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

Về phía Công ty Cổ phần DAP-VINACHEM, DAP Đình Vũ đang tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả quản trị và tối ưu hóa sản xuất. Mục tiêu là hạn chế tối đa tác động bất lợi của việc tăng giá điện, đồng thời duy trì ổn định giá bán và năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, ông Nguyễn Anh Dũng cho biết.

Tuy nhiên, là doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu phân bón, đại diện DAP-VINACHEM cũng cho biết, trong bối cảnh các chính sách thuế quan mới từ Mỹ có thể tạo ra áp lực bất lợi đối với hàng hóa xuất khẩu, trong đó có phân bón, DAP Đình Vũ kiến nghị Chính phủ xem xét có các chính sách ưu đãi thuế nội địa, nhất là các loại thuế liên quan đến nguyên nhiên liệu đầu vào.

Bên cạnh đó, cơ quan quản lý liên quan cần tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất phân bón tiếp cận các thị trường mới để mở rộng xuất khẩu. Đặc biệt, việc tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất trong nước tiếp cận tín dụng ưu đãi là rất quan trọng để doanh nghiệp có thêm nguồn lực đầu tư đổi mới công nghệ, giúp tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải.







 

Gia Ngọc
CÙNG CHUYÊN MỤC
Châu Âu sẽ gặp khó trong việc thoát khỏi sự phụ thuộc vào khí đốt Nga

Nguồn dự trữ khí đốt tự nhiên của Châu Âu hiện đang cạn kiệt và họ đang bổ sung lại. Tuy nhiên, kế hoạch loại bỏ hoàn toàn khí đốt từ Nga của khu vực này vẫn là một thách thức lớn, theo Reuters.

Giá sầu riêng hôm nay 14/5: Nhu cầu sầu riêng Malaysia tại Trung Quốc đang vượt nguồn cung

Giá sầu riêng hôm nay tiếp tục đi ngang trong quãng rộng, khoảng 25.000 - 90.000 đồng/kg tùy loại và khu vực. Trong khi đó, Xuất khẩu sầu riêng của Malaysia sang Trung Quốc dự kiến sẽ tăng 15 - 20% trong năm 2025.

Tập đoàn năng lượng Trung Quốc muốn đầu tư vào điện sinh khối, điện gió tại Việt Nam

Ông Bành Cương Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Điện Trung Quốc cho biết doanh nghiệp muốn triển khai thêm dự án điện sinh khối, điện gió, dự trữ năng lượng tại Đắk Lắk, Trà Vinh, Quảng Trị và Lâm Đồng.

Xuất khẩu cà phê tăng tốc, nhưng giá có dấu hiệu hạ nhiệt

Sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 4 tăng mạnh so với cùng kỳ, nhưng giá có dấu hiệu hạ nhiệt.

QUẢNG CÁO
QUẢNG CÁO