Tại khu vực miền Trung
Theo khảo sát, giá phân bón hôm nay (1/7) tiếp tục bình ổn tại khu vực miền Trung.
Cụ thể, phân urê Phú Mỹ, Ninh Bình có giá bán lần lượt là 620.000 - 650.000 đồng/bao và 610.000 - 640.000 đồng/bao, không ghi nhận điều chỉnh mới.
Bên cạnh đó, phân NPK 16 - 16 - 8 giữ nguyên mức giá mua bán là 700.000 - 740.000 đồng/bao.
Đơn vị tính: đồng/bao |
|||
MIỀN TRUNG |
|||
Tên loại |
Ngày 27/6 |
Ngày 1/7 |
Thay đổi |
Phân URÊ |
|||
Phú Mỹ |
620.000 - 650.000 |
620.000 - 650.000 |
- |
Ninh Bình |
610.000 - 640.000 |
610.000 - 640.000 |
- |
Phân NPK 20 - 20 - 15 |
|||
Đầu Trâu |
950.000 - 980.000 |
950.000 - 980.000 |
- |
Song Gianh |
910.000 - 930.000 |
910.000 - 930.000 |
- |
Phân KALI bột |
|||
Phú Mỹ |
520.000 - 560.000 |
520.000 - 560.000 |
- |
Hà Anh |
520.000 - 560.000 |
520.000 - 560.000 |
- |
Phân NPK 16 - 16 - 8 |
|||
Đầu Trâu |
720.000 - 740.000 |
720.000 - 740.000 |
- |
Phú Mỹ |
710.000 - 730.000 |
710.000 - 730.000 |
- |
Lào Cai |
700.000 - 720.000 |
700.000 - 720.000 |
- |
Phân Lân |
|||
Lâm Thao |
280.000 - 300.000 |
280.000 - 300.000 |
- |
Lào Cai |
270.000 - 290.000 |
270.000 - 290.000 |
- |
Số liệu: 2nong.vn
Cũng theo ghi nhận, thị trường phân bón tại khu vực Tây Nam Bộ trầm lặng.
Trong đó, phân kali miểng Cà Mau được các đại lý bán ra với giá từ 500.000 đồng/bao đến 530.000 đồng/bao.
Cùng lúc, 870.000 - 890.000 đồng/bao vẫn là mức giá được niêm yết đối với phân NPK 20 - 20 - 15 Ba con cò.
Đơn vị tính: đồng/bao |
|||
TÂY NAM BỘ |
|||
Tên loại |
Ngày 27/6 |
Ngày 1/7 |
Thay đổi |
Phân URÊ |
|||
Cà Mau |
620.000 - 640.000 |
620.000 - 640.000 |
- |
Phú Mỹ |
610.000 - 630.000 |
610.000 - 630.000 |
- |
Phân DAP |
|||
Hồng Hà |
1.250.000 - 1.300.000 |
1.250.000 - 1.300.000 |
- |
Đình Vũ |
840.000 - 870.000 |
840.000 - 870.000 |
- |
Phân KALI Miểng |
|||
Cà Mau |
500.000 - 530.000 |
500.000 - 530.000 |
- |
Phân NPK 16 - 16 - 8 |
|||
Cà Mau |
600.000 - 640.000 |
600.000 - 640.000 |
- |
Phú Mỹ |
600.000 - 640.000 |
600.000 - 640.000 |
- |
Việt Nhật |
610.000 - 650.000 |
610.000 - 650.000 |
- |
Phân NPK 20 - 20 - 15 |
|||
Ba con cò |
870.000 - 900.000 |
870.000 - 900.000 |
- |
Số liệu: 2nong.vn
Nguồn: Wichart
Giám đốc điều hành của một trong những tập đoàn phân bón lớn nhất thế giới cảnh báo rằng căng thẳng leo thang tại Trung Đông có thể gây ra một cú sốc giá lương thực mới khi làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu về dinh dưỡng cây trồng và năng lượng, theo Financial Times.
Ông Svein Tore Holsether, CEO của tập đoàn Yara (Na Uy), cho biết các công ty phân bón và khách hàng hiện đang “theo dõi chặt chẽ” các rủi ro xung quanh eo biển Hormuz – nơi chiếm khoảng 40% lưu lượng urê và 20% lưu lượng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) toàn cầu. Ông cảnh báo rằng bất kỳ sự gián đoạn nào tại khu vực này cũng có thể tác động dây chuyền đến sản xuất lương thực toàn cầu.
“Thị trường phân bón đã biến động mạnh trong hai tuần qua, và điều đó cho thấy mọi thứ có liên kết chặt chẽ như thế nào,” ông Holsether nói với tờ Financial Times.
Ông dẫn ví dụ việc các mỏ khí đốt của Israel phải đóng cửa gần đây – điều đã làm gián đoạn hoạt động sản xuất phân bón ở Ai Cập – như một minh chứng cho thấy căng thẳng khu vực có thể ảnh hưởng nhanh chóng đến chuỗi cung ứng.
Căng thẳng giữa Iran và Israel đã leo thang mạnh trong tháng này, đẩy giá dầu Brent vượt ngưỡng 80 USD/thùng, trước khi giảm về mức trên 60 USD sau khi một thỏa thuận ngừng bắn được thiết lập đầu tuần trước.
Các nhà phân tích trong ngành cảnh báo rằng hơn 1/5 sản lượng urê toàn cầu đã phải ngừng hoạt động do xung đột và gián đoạn chuỗi cung ứng. “Iran đã đóng cửa toàn bộ nhà máy sản xuất amoniac vì lý do an ninh, trong khi Ai Cập vẫn chưa thể hoạt động trở lại do nguồn khí đốt từ Israel bị gián đoạn,” bà Sylvia Traganida, biên tập viên cấp cao mảng amoniac tại hãng tư vấn ICIS, cho biết.
Hãng tư vấn CRU cũng cảnh báo rằng các cuộc tấn công của Israel vào Iran và các đòn đáp trả đã “gây ra gián đoạn nghiêm trọng đối với thị trường phân đạm” chỉ trong vài ngày và tiếp tục tạo ra “mối đe dọa đối với nguồn cung phosphate, kali và lưu huỳnh từ khu vực”.
Theo dữ liệu từ CRU, gần 1/3 lượng xuất khẩu urê, 44% lưu huỳnh và gần 1/5 amoniac toàn cầu được vận chuyển qua hoặc sản xuất tại các quốc gia phía tây eo biển Hormuz.
“Hệ thống lương thực toàn cầu rất mong manh,” ông Holsether nói. “Nếu giá năng lượng tiếp tục duy trì ở mức cao trong thời gian dài, điều đó chắc chắn sẽ lan sang hệ thống thực phẩm, giống như những gì đã xảy ra năm 2021 và kéo dài sang năm 2022 khi xung đột tại Ukraine bùng nổ.”
Lần gián đoạn nghiêm trọng gần đây nhất đối với thị trường phân bón là vào năm 2022, khi căng thẳng Nga - Ukraine nổ ra, khiến giá khí đốt tự nhiên tăng vọt và đẩy chi phí phân bón lên cao, góp phần tạo ra cuộc khủng hoảng giá lương thực toàn cầu.
Kể từ đó, giá dinh dưỡng cây trồng đã hạ nhiệt do giá khí đốt giảm, nhưng ngành phân bón châu Âu vẫn chịu nhiều sức ép vì nhập khẩu từ Nga đang chiếm tỷ trọng lớn hơn, ông Holsether nhận định.
Dù các lệnh trừng phạt đã hạn chế xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Nga – nguyên liệu đầu vào chủ chốt trong sản xuất phân đạm – nhưng thực phẩm và phân bón vẫn nằm ngoài phạm vi cấm vận, cho phép Moscow chuyển hướng khí đốt vào sản xuất phân bón.
Ảnh: Gia Ngọc
Theo khảo sát, giá các sản phẩm thịt heo hôm nay đứng yên trong khoảng 119.922 - 163.122 đồng/kg tại hệ thống cửa hàng WinMart và 89.000 - 190.000 đồng/kg tại Công ty Thực phẩm Tươi sống Hà Hiền.
Giá cao su kỳ hạn tại Nhật Bản đã nhích tăng trong ngày và đang trên đà ghi nhận mức tăng hàng tháng, khi thời tiết ẩm ướt tại các khu vực sản xuất chính làm dấy lên lo ngại về nguồn cung.
Giá thép và quặng sắt diễn biến trái chiều trước các thông tin mới nhất về phòng vệ thương mại ở Trung Quốc và Đài Loan.
Nhập khẩu thịt heo trong 5 tháng đầu năm tăng mạnh. Ở chiều ngược lại, xuất khẩu thịt heo có tốc độ tăng trưởng thấp hơn, khoảng 17%.