Quặng sắt chịu áp lực giảm giá trong tuần, do dự báo giá giảm mạnh từ chính phủ Australia, đồng USD đạt mức cao nhất trong hai năm và giới giao dịch chờ đợi động thái tiếp theo của Trung Quốc nhằm hỗ trợ nền kinh tế, theo Bloomberg.
Hợp đồng tương lai quặng sắt giảm ngày thứ tư liên tiếp xuống gần 101 USD/tấn tại Singapore, hướng đến mức giảm hơn 2% trong tuần. Theo báo cáo quý của Bộ Công nghiệp, Khoa học và Tài nguyên Australia, với đà chững lại của kinh tế Trung Quốc và sản lượng khai thác toàn cầu tăng, giá quặng sắt trung bình sẽ chỉ còn 80 USD/tấn vào năm 2025, sau đó giảm xuống còn 76 USD/tấn vào năm 2026. Australia hiện là nước xuất khẩu quặng sắt lớn nhất thế giới.
Các mặt hàng, bao gồm quặng sắt, cũng chịu áp lực trong tuần này khi đồng USD tăng mạnh, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết sẽ giảm số lần cắt giảm lãi suất so với dự báo trước đó trong năm 2025. Đồng USD mạnh lên khiến nguyên liệu thô trở nên đắt đỏ hơn đối với hầu hết các người mua, bao gồm cả Trung Quốc.
Giá quặng sắt đã mất hơn 25% giá trị trong năm nay, trở thành một trong những nguyên liệu thô kém hiệu quả nhất, khi các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc gặp khó khăn trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng bất động sản, làm xói mòn nhu cầu thép. Dự báo không mấy tích cực từ Australia làm tăng khả năng các nhà khai thác quặng sắt tiếp tục chịu lỗ vào năm tới. Đồng thời dự báo này cũng trùng với dự quan điểm của các ngân hàng lớn, bao gồm Goldman Sachs Group Inc.
Ngân hàng Goldman Sachs dự đoán giá quặng sắt sẽ giảm trong hai năm tới. Theo đó, giá quặng sắt có thể giảm xuống trung bình 95 USD/tấn trong năm 2025 và 90 USD/tấn vào năm 2026. Cuối năm 2026, giá có thể giảm xuống còn 84 USD/tấn.
Theo báo cáo từ Australia, lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc — chiếm khoảng 30% nhu cầu thép của nước này — vẫn là nguyên nhân chính dẫn đến nhu cầu thép yếu. Ngành này hầu như chưa có dấu hiệu ổn định trong những tháng cuối năm 2024.
Bà Aurelia Waltham chuyên gia của ngân hàng Goldman Sachs cho biết triển vọng bi quan của thị trường quặng sắt phản ánh ba yếu tố: lượng quặng sắt dự trữ tại các cảng Trung Quốc tăng, đồng tiền Trung Quốc mất giá và nhu cầu thép của Trung Quốc thấp hơn gây áp lực lên giá cả.
Mới đây, Reuters dẫn báo cáo Viện Quy hoạch và Nghiên cứu Công nghiệp Luyện kim Trung Quốc (MPI) cho biết nhu cầu thép của Trung Quốc được dự báo sẽ giảm 1,5% vào năm 2025 và giảm 4,4% vào năm 2024 so với năm trước. Tiêu thụ thép của Trung Quốc trong các năm 2024 và 2025 được dự báo lần lượt đạt 863 triệu tấn và 850 triệu tấn.
Theo dữ liệu chính thức công bố vào thứ Hai (16/12), Trung Quốc đã sản xuất tổng cộng 929,19 triệu tấn thép thô trong 11 tháng đầu năm 2024, giảm 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, Goldman dự kiến thuế quan của Mỹ sẽ gây áp lực lên nhu cầu thép của Trung Quốc từ lĩnh vực sản xuất hướng đến xuất khẩu và đồng thời làm giảm giá đồng nhân dân tệ.
“Chúng tôi dự báo nhu cầu thép của Trung Quốc sẽ giảm lần lượt là 2,5% và 1,1% so với cùng kỳ năm trước vào năm 2025 và 2026”, ngân hàng này dự báo.
Với đà tăng nhanh của thị trường heo hơi hiện tại, các chuyên gia dự báo giá giao dịch sẽ tiếp tục đi lên trong cuối tuần.
Giá cao su thế giới tiếp tục biến động trái chiều trong bối cảnh nhu cầu ảm đạm và giá dầu thô giảm. Năm 2024, ANRPC dự kiến tăng trưởng sản xuất cao hơn so với tăng trưởng tiêu thụ nhưng sản lượng toàn cầu vẫn thiếu hụt khoảng 841.000 tấn so với tiêu dùng.
Hiệp hội Thép Đông Nam Á dẫn báo cáo của Mysteel về triển vọng thị trường thép nội địa Trung Quốc năm 2025 cho thấy cả sản lượng thép thô và tiêu thụ thực tế đều dự kiến giảm, trong đó sản lượng giảm nhanh hơn nhu cầu. Nguyên nhân chính được cho là do xuất khẩu thép suy yếu.
Sáng 19/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề: Xuất khẩu nông sản năm 2024 - Kỷ lục mới, vị thế mới.