Mysteel dự báo sản lượng thép thô của Trung Quốc sẽ giảm 1,3%, tương đương 13 triệu tấn, xuống còn 990 triệu tấn vào năm 2025. Sự sụt giảm này xảy ra trong bối cảnh các biện pháp chống bán phá giá và tăng thuế nhắm vào sản phẩm thép Trung Quốc ngày càng gia tăng, buộc các nhà sản xuất thép nội địa phải hạn chế sản xuất.
Cụ thể, các rào cản thương mại và áp lực thuế quan gia tăng được dự đoán sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu thép của Trung Quốc trong năm tới. Đồng thời, nước này có thể áp dụng các quy định để giải quyết tình trạng nhập khẩu nguyên liệu thô sản xuất thép giá cao trong khi xuất khẩu sản phẩm thép thành phẩm giá thấp. Những biện pháp này có thể ảnh hưởng gián tiếp giới hạn sản lượng thép thô và ổn định giá nguyên liệu trong nước.
Mysteel ước tính xuất khẩu thép thành phẩm của Trung Quốc sẽ giảm 9%, tương đương 9,56 triệu tấn, xuống còn 96,65 triệu tấn vào năm 2025. Điều này đánh dấu sự đảo chiều so với mức tăng trưởng dự kiến 17,7% lên 106,2 triệu tấn trong năm nay.
Trong bối cảnh nhu cầu thép thô trong nước đạt đỉnh và bắt đầu suy giảm, ngành thép Trung Quốc đang chuyển trọng tâm sang phát triển chất lượng cao. Mysteel nhấn mạnh rằng việc giảm dần sản lượng thép thô đã trở thành xu hướng lớn, kết hợp giữa các nỗ lực chủ động của nhà máy và yêu cầu cắt giảm sản xuất bắt buộc.
Tuy nhiên, nếu các nhà sản xuất thép tiếp tục duy trì sản lượng cao, lợi nhuận của ngành sẽ tập trung vào khâu nguyên liệu, gia tăng áp lực tài chính cho các nhà sản xuất và thương nhân, đồng thời tăng nguy cơ vỡ nợ. Để đảm bảo sự phát triển lành mạnh của ngành, Mysteel khuyến nghị tiếp tục kiểm soát sản lượng trong năm 2025.
Về phía nhu cầu, Mysteel dự báo tiêu thụ thép thô thực tế của Trung Quốc dự kiến giảm 0,4%, tương đương 3,7 triệu tấn, xuống còn 894,2 triệu tấn vào năm 2025.
Đối với lĩnh vực bất động sản, ngành sử dụng thép lớn nhất của Trung Quốc, dự kiến sẽ bước vào giai đoạn tái cơ cấu kéo dài sau khi chạm đáy, với khả năng phục hồi hình chữ V khó có thể xảy ra. Tổng diện tích dự án bất động sản khởi công mới trong năm 2025 có thể giảm 7-10% so với năm trước. Trong 11 tháng đầu năm 2024, diện tích xây dựng mới của Trung Quốc đạt 673,08 triệu m², giảm khoảng 23% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ tiếp tục đóng vai trò công cụ điều chỉnh chu kỳ quan trọng, dù tác động có thể giảm dần. Ngành sản xuất dự kiến duy trì đà phục hồi trong năm 2025, nhưng tốc độ sẽ chậm hơn.
Tổng thể, nhu cầu thép từ các ngành công nghiệp hạ nguồn chính được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong năm 2025, nhưng tốc độ suy giảm sẽ chậm lại, theo báo cáo.
Mysteel cũng dự đoán rằng trong cả năm 2024, sản lượng thép thô của Trung Quốc sẽ giảm 1,6% (16 triệu tấn) xuống còn 1 tỷ tấn, trong khi tiêu thụ thép thực tế giảm 3,6% (33,7 triệu tấn) xuống còn 897,9 triệu tấn.
Mới đây, Reuters dẫn báo cáo Viện Quy hoạch và Nghiên cứu Công nghiệp Luyện kim Trung Quốc (MPI) cho biết nhu cầu thép của Trung Quốc được dự báo sẽ giảm 1,5% vào năm 2025 và giảm 4,4% vào năm 2024 so với năm trước. Tiêu thụ thép của Trung Quốc trong các năm 2024 và 2025 được dự báo lần lượt đạt 863 triệu tấn và 850 triệu tấn.
Theo dữ liệu chính thức công bố vào thứ Hai (16/12), Trung Quốc đã sản xuất tổng cộng 929,19 triệu tấn thép thô trong 11 tháng đầu năm 2024, giảm 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Về giá cả, Mysteel dự báo giá giao ngay thép cây HRB400E đường kính 20mm tại thị trường Thượng Hải trong năm 2025 sẽ trung bình ở mức 3.350 nhân dân tệ/tấn (460 USD/tấn), giảm 214 nhân dân tệ/tấn (6%) so với mức trung bình 3.564 nhân dân tệ/tấn của năm nay.
Giá thép cuộn cán nóng Q235 đường kính 4,75mm sẽ trung bình ở mức 3.400 Nhân dân tệ/tấn, giảm 270 Nhân dân tệ/tấn (7,4%) so với mức 3.670 Nhân dân tệ/tấn của năm 2024 (giá bao gồm thuế giá trị gia tăng 13%).
Với đà tăng nhanh của thị trường heo hơi hiện tại, các chuyên gia dự báo giá giao dịch sẽ tiếp tục đi lên trong cuối tuần.
Giá cao su thế giới tiếp tục biến động trái chiều trong bối cảnh nhu cầu ảm đạm và giá dầu thô giảm. Năm 2024, ANRPC dự kiến tăng trưởng sản xuất cao hơn so với tăng trưởng tiêu thụ nhưng sản lượng toàn cầu vẫn thiếu hụt khoảng 841.000 tấn so với tiêu dùng.
Giá quặng sắt đã mất hơn 25% giá trị trong năm nay, trở thành một trong những nguyên liệu thô kém hiệu quả nhất. Mặt hàng này được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong năm 2025 và 2026.
Sáng 19/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề: Xuất khẩu nông sản năm 2024 - Kỷ lục mới, vị thế mới.