Giá quặng sắt vẫn duy trì dưới 100 USD/tấn

Giá quặng sắt đã duy trì ổn định trong những tháng gần đây, bất chấp triển vọng ngày càng mờ mịt của nguyên liệu đầu vào quan trọng cho ngành thép.

Giá quặng sắt giao sau trên Sở Giao dịch Singapore đã kết thúc phiên hôm thứ Hai ở mức 95,25 USD/tấn, giảm nhẹ so với mức 95,89 USD phiên trước nhưng cao hơn đáy 9 tháng là 93,35 USD ghi nhận ngày 1/7. Tuy vậy, biên độ dao động từ mức thấp này đến mức đỉnh của năm 2025 tính đến nay (107,81 USD/tấn vào ngày 12/2) chỉ vỏn vẹn 14 USD, theo Reuters.

Trong khi đó, năm 2024, biên độ giữa giá cao và thấp lên đến 52 USD/tấn; năm 2023 là 32 USD và năm 2022 là 82 USD.

Việc giá quặng sắt không biến động nhiều trong năm 2025 diễn ra trong bối cảnh tồn tại nhiều bất ổn, bao gồm chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump và tác động của chúng đến thương mại toàn cầu cũng như tăng trưởng kinh tế.

Thêm vào đó, Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là nước tiêu thụ khoảng 75% lượng quặng sắt vận chuyển đường biển toàn cầu – vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức. Lĩnh vực bất động sản nhà ở tiếp tục yếu, trong khi khu vực sản xuất định hướng xuất khẩu chịu áp lực từ các rào cản thuế quan, với mức thuế hiện tại mà Mỹ áp lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc là 55%.

Giá quặng sắt cũng không miễn nhiễm với những lo ngại về triển vọng kinh tế Trung Quốc. Theo dữ liệu từ công ty phân tích hàng hóa Kpler, nhập khẩu quặng sắt trong nửa đầu năm 2025 đã giảm. Cụ thể, lượng nhập khẩu đường biển của Trung Quốc trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 6 đạt 604,8 triệu tấn, giảm 4% so với 630,1 triệu tấn cùng kỳ năm 2024.

Đà giảm nhập khẩu phù hợp với mức giảm 1,7% trong sản lượng thép thô 5 tháng đầu năm, khi Trung Quốc sản xuất 431,63 triệu tấn theo số liệu chính thức.

Tình trạng sụt giảm nhẹ trong nhập khẩu quặng sắt cũng được ghi nhận tại các nước nhập khẩu lớn khác. Nhật Bản – nước nhập khẩu lớn thứ hai – ghi nhận lượng nhập khẩu trong nửa đầu năm 2025 đạt 43,85 triệu tấn, giảm so với mức 45,13 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái. Hàn Quốc nhập 34,69 triệu tấn, giảm so với 36,35 triệu; châu Âu đạt 40,17 triệu tấn, thấp hơn mức 41,33 triệu tấn năm ngoái.

Tổng cộng, nhập khẩu quặng sắt đường biển toàn cầu giảm 3%, tương đương 25,09 triệu tấn trong nửa đầu năm, xuống còn 818,01 triệu tấn.

Lượng và giá quặng sắt nhập khẩu của Trung Quốc từ năm 2024 đến tháng 6/2025 (Nguồn: Reuters, LSEG, Kpler)

Nguồn cung giảm nhẹ

Tác động của sự sụt giảm nhập khẩu được giảm thiểu phần nào nhờ nguồn cung từ nhà xuất khẩu lớn nhất – Australia – cũng giảm nhẹ. Nước này xuất khẩu 460 triệu tấn trong nửa đầu năm, giảm so với 464,34 triệu tấn cùng kỳ 2024, chủ yếu do gián đoạn thời tiết.

Brazil – nhà xuất khẩu lớn thứ hai – ghi nhận mức tăng nhẹ lên 179,15 triệu tấn từ 176,24 triệu. Lượng hàng xuất từ Nam Phi và Canada gần như không thay đổi. Ngược lại, Ấn Độ – nước xuất khẩu lớn thứ năm – giảm mạnh 40%, tương đương 9,76 triệu tấn, chỉ đạt 14,69 triệu tấn trong nửa đầu năm. Nguyên nhân chủ yếu là do giá thấp hơn các năm trước và chất lượng quặng kém hơn.

Bức tranh tổng thể cho thấy thị trường quặng sắt đường biển duy trì được sự ổn định nhờ nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc chỉ giảm nhẹ.

Theo Reuters, mặc dù phần lớn các bình luận tập trung vào rủi ro đối với kinh tế Trung Quốc do thị trường bất động sản yếu và các mức thuế từ Mỹ, một số lĩnh vực như sản xuất ô tô và hạ tầng vẫn duy trì ổn định. Nếu giá quặng sắt chịu áp lực do triển vọng nửa cuối năm suy yếu, nhiều khả năng các nhà máy thép và thương nhân Trung Quốc sẽ tận dụng cơ hội để tích trữ hàng.

Tồn kho tại các cảng Trung Quốc – theo dõi bởi SteelHome – đã giảm từ 133,6 triệu tấn xuống còn 133,4 triệu tấn trong tuần kết thúc ngày 4/7. Theo Reuters, c on số này thấp hơn nhiều so với mức 149 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái, cho thấy vẫn còn dư địa để tăng mua nếu giá điều chỉnh.

 

H.Mĩ
CÙNG CHUYÊN MỤC
Giá thịt heo hôm nay 9/7: Tiếp tục lặng sóng tại Thực phẩm Hà Hiền, đuôi heo duy trì mức 176.000 đồng/kg

Theo ghi nhận mới nhất, giá thịt heo vẫn lặng sóng tại Công ty Thực phẩm Hà Hiền. Trong đó, đuôi heo hiện duy trì mức 176.000 đồng/kg.

Mỹ đang nhập khẩu đồng từ đâu?

Việc áp thuế 50% lên đồng nhập khẩu có thể làm gia tăng chi phí sản xuất trong nhiều ngành công nghiệp trọng điểm tại Mỹ, từ xe điện, quốc phòng, đến công nghệ cao.

Giá xăng dầu hôm nay 9/7: Leo đỉnh 2 tuần nhờ dự báo sản lượng dầu Mỹ giảm

Giá dầu thô tăng lên cao nhất trong hai tuần vào thứ Ba (8/7), nhờ dự báo sản lượng dầu của Mỹ sẽ giảm, các cuộc tấn công trở lại của phiến quân Houthi vào tàu thuyền ở Biển Đỏ, lo ngại về thuế đối với đồng tại Mỹ và hoạt động mua bù thiếu kỹ thuật.

Giá vàng hôm nay 9/7: Vàng SJC giảm trở lại 400.000 đồng/lượng

Giá vàng trong nước điều chỉnh nhẹ khi giá vàng thế giới tiếp tục giảm trong phiên giao dịch sáng ngày thứ Tư (9/7) sau khi lao dốc vào hôm trước, vì sự lạc quan về các thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và các đối tác thương mại của nước này.