Mở đầu phiên giao dịch ngày 28/7, hợp đồng giá thép thanh kỳ hạn tháng 8 trên Sàn giao dịch Thượng Hải ghi nhận mức tăng nhẹ 0,2%, tương ứng 7 nhân dân tệ, lên 3.256 nhân dân tệ/tấn.
Cùng thời điểm, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 8 trên Sàn Đại Liên cũng đi lên 0,6%, tăng 4,5 nhân dân tệ, đạt 805,5 nhân dân tệ/tấn. Trong khi đó, tại Sàn Singapore (SGX), giá quặng sắt kỳ hạn tháng 8 điều chỉnh giảm nhẹ 0,03 USD, lùi về mức 103 USD/tấn.
Diễn biến giá thép thanh kỳ hạn tháng 10 trên Sàn Thượng Hải. Nguồn: Barchart
VNSTEEL cho biết, theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố ngày 21/7, nước này đã nhập khẩu 52,8 triệu tấn than luyện kim trong nửa đầu năm 2025, giảm gần 8% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, Mông Cổ là nguồn cung lớn nhất với 24,8 triệu tấn, mặc dù số lượng này vẫn giảm 16,2% so với cùng kỳ năm 2024. Nga là nhà cung cấp đứng thứ hai với 14,8 triệu tấn, giảm nhẹ 2,1%.
Sự sụt giảm tổng thể trong nhập khẩu diễn ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại gia tăng và thị trường thép yếu. Mức tồn kho cao tại các mỏ than trong nước và các cảng nội địa của than Mông Cổ tiếp tục gây áp lực làm giảm nhu cầu đối với than luyện kim nhập khẩu bằng đường biển.
Do lượng tồn kho cao tại các thương nhân và nhà cung cấp, các nhà sản xuất thép và luyện cốc đã chuyển sang việc mua cầm chừng, hạn chế tích trữ nhằm giảm thiểu rủi ro trước xu hướng giá giảm.
Trong 6 tháng đầu năm, thị trường than cốc nội địa Trung Quốc đã trải qua tổng cộng 10 đợt giảm giá, với tổng mức giảm 500 - 550 nhân dân tệ/tấn (tương đương 70–77 USD/tấn), trong khi chỉ có một đợt tăng giá ngắn ngủi từ 14 tháng 4 đến 16 tháng 5, với mức tăng 50–55 Nhân dân tệ/tấn, theo dữ liệu từ Platts.
Ngày 22/7, Platts định giá than mỡ PLV ở mức 168 USD/tấn CFR Trung Quốc, giảm 7 USD/tấn so với mức 175 USD/tấn trong đầu quý 2 (ngày 1 tháng 4).
Giá loại than này đã chạm mức thấp nhất trong hơn 4 năm rưỡi qua vào ngày 19 tháng 6, ở mức 157,5 USD/tấn CFR Trung Quốc.
Canada duy trì vị trí là nhà cung cấp lớn thứ ba trong nửa đầu năm 2025, sau khi nổi bật trong quý I với lượng xuất khẩu sang Trung Quốc tăng vọt 62% so với cùng kỳ, đạt 2,9 triệu tấn. Tổng lượng than luyện kim từ Canada nhập khẩu vào Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm đã tăng 20,5% so với cùng kỳ năm trước, đạt 5,4 triệu tấn.
Tiếp theo là Úc, là nhà cung cấp lớn thứ tư, với lượng xuất khẩu sang Trung Quốc trong nửa đầu năm đạt 3,8 triệu tấn, tăng 33,6% so với cùng kỳ năm trước.
Nhập khẩu từ Mỹ đạt 2,9 triệu tấn trong nửa đầu năm 2025, giảm mạnh 14,8% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, không có lô hàng nào từ Mỹ được nhập vào Trung Quốc trong tháng 5 và tháng 6 năm nay do căng thẳng thương mại giữa hai bên.
Ảnh: Minh Thư
Giá thép xây dựng trong nước ngày 28/7 tiếp tục đi ngang. Trong đó, giá thép Hòa Phát hôm nay giữ nguyên mức 13.230 đồng/kg đối với thép cuộn CB240 và 12.830 đồng/kg cho thép thanh vằn D10 CB300.
Ở các thương hiệu khác, thị trường cũng không ghi nhận biến động đáng kể. Cụ thể, thép Việt Ý đang niêm yết thép cuộn CB240 ở mức 12.520 đồng/kg và D10 CB300 ở mức 13.130 đồng/kg. Thép Việt Đức duy trì giá CB240 ở 12.440 đồng/kg và D10 CB300 ở 13.050 đồng/kg. Trong khi đó, thép Việt Sing vẫn ổn định với mức giá 13.130 đồng/kg cho CB240 và 12.930 đồng/kg đối với D10 CB300.
Trong phân khúc cao cấp, thương hiệu Promina tiếp tục dẫn đầu về giá bán. Thép cuộn CB240 được bán ra ở mức 14.440 đồng/kg và thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.290 đồng/kg.
Đáng chú ý, giá thép Miền Nam hiện vẫn thuộc nhóm cao trên thị trường. Thép cuộn CB240 của thương hiệu này được giữ ở mức 14.210 đồng/kg, trong khi thép thanh vằn D10 CB300 duy trì ổn định ở ngưỡng 14.410 đồng/kg.
Công ty TNHH Mặt trời Phú Quốc (thành viên Tập đoàn Sun Group) vừa trúng thầu dự án khu đô thị Tây An Tây quy mô 21.000 tỷ tại phường Phú An, TP HCM.
Hàng loạt dự án nghỉ dưỡng ở Đà Nẵng như Mandarin Oriental, Khu phức hợp nghỉ dưỡng Bình Dương, Qudos Hội An, Avatar Hội An... đang được hồi sinh, tái khởi động sau quãng thời gian đình trệ.
Các nhà bán nhỏ lẻ ngày càng bị thu hẹp trên sàn thương mại điện tử, đẩy cuộc chơi vào tay các gian hàng chính hãng.
Dự án Phòng thí nghiệm phục vụ sản xuất công nghệ đóng gói tiên tiến cho vi mạch bán dẫn có tổng vốn đầu tư 1.800 tỷ đồng, dự kiến đưa vào vận hành trong quý IV/2026, được kỳ vọng trở thành mô hình "Lab-Fab" kiểu mẫu đầu tiên của TP Đà Nẵng, vừa nghiên cứu, vừa thử nghiệm, vừa phục vụ sản xuất và đào tạo thực hành.