Giá sắt thép xây dựng hôm nay 1/8: Tiếp tục tăng, đạt mức 4.088 nhân dân tệ/tấn

Giá thép hôm nay tăng lên mức 4.088 nhân dân tệ/tấn trên Sàn giao dịch Thượng Hải. Giá quặng sắt đang dao động giữa lạc quan và bi quan về triển vọng kinh tế của nhà nhập khẩu hàng đầu Trung Quốc.

Giá sắt thép xây dựng hôm nay trên Sàn giao dịch Thượng Hải

Xem thêm: Giá sắt thép xây dựng hôm nay 2/8  

Giá thép hôm nay giao tháng 10/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 74 nhân dân tệ lên mức 4.088 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 10h10 (giờ Việt Nam).

Tên loại

Kỳ hạn

Ngày 1/8

Chênh lệch so với giao dịch trước đó

Giá thép

Giao tháng 10/2022

4.088

+74

Giá đồng

Giao tháng 9/2022

60.810

+1.140

Giá kẽm

Giao tháng 9/2022

24.015

+305

Giá niken

Giao tháng 9/2022

180.410

+11.420

Giá bạc

Giao tháng 12/2022

4.451

+45

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn). Tổng hợp: Thảo Vy

Giá quặng sắt đang dao động giữa lạc quan và bi quan về triển vọng kinh tế của nhà nhập khẩu hàng đầu Trung Quốc, nhưng ngoài những dao động ngắn hạn, một “trận chiến” dài hạn hơn đang xuất hiện, Reuters đưa tin.

Biểu đồ quặng sắt tại Sàn giao dịch Thượng Hải (Nguồn: SHFE) 

Trung Quốc đang thúc đẩy kế hoạch tập trung thu mua quặng sắt, với các báo cáo truyền thông nói rằng, các nhà máy thép quốc doanh đang tạo ra một doanh nghiệp mới để tăng cường khả năng thương lượng của họ.

Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc - quốc gia mua khoảng 70% khối lượng quặng sắt từ đường biển, cố gắng giành quyền kiểm soát thị trường nhiều hơn.

BHP - công ty khai thác quặng sắt lớn thứ ba thế giới sau Rio Tinto và Vale của Brazil, cho đến nay vẫn lạc quan về triển vọng của một hệ thống thu mua thống nhất của Trung Quốc.

Ông David Lamont, Giám đốc Tài chính của BHP, cho biết vào ngày 20/7 rằng, công ty khai thác mỏ của Australia vẫn tin tưởng thị trường sẽ tự định giá và mục đích là duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng Trung Quốc.

Khi được hỏi liệu kế hoạch thành lập một doanh nghiệp thu mua quặng sắt trung tâm có khả năng thành công hay không, ông Lamont nói: "Lịch sử sẽ nói không”.

Ảnh: Thảo Vy 

Rủi ro hiện tại là hệ thống mua tập trung mang lại sự kém hiệu quả và bộ máy quan liêu, dẫn đến thị trường diễn biến tiêu cực hơn khi các nhà máy thép Trung Quốc “chiến đấu” để có được quặng sắt mà họ cần và vào đúng thời điểm.

Điều này cũng làm tăng rủi ro về mối quan hệ gay gắt hơn giữa các công ty khai thác và các nhà máy thép Trung Quốc, với việc cả hai đang tìm kiếm các giao dịch tốt hơn so với những gì bên kia được chuẩn bị đưa ra.

Phần lớn sẽ phụ thuộc vào cách cả hai bên tiếp cận với bất kỳ thay đổi nào trong cách Trung Quốc mua quặng sắt, nhưng có khả năng ba công ty khai thác lớn sẽ tìm cách duy trì mức giá liên quan đến thị trường giao ngay.

Giá thép xây dựng hôm nay tại thị trường trong nước

Bảng giá thép miền Bắc hôm nay:

Ảnh: Steelonline 

Bảng giá thép miền Nam hôm nay:

Ảnh: Steelonline  

Bảng giá thép miền Trung hôm nay:

Ảnh: Steelonline  

>>> Xem thêm: Giá sắt thép

Thảo Vy
CÙNG CHUYÊN MỤC
Giá thép hôm nay 9/4: Giảm nhẹ ở Trung Quốc, trong nước điều chỉnh tăng

Thị trường thép Trung Quốc tiếp tục giữ diễn biến tiêu cực trong phiên hôm qua, cùng giá quặng sắt trên Sàn Đại Liên và Singapore, tuy nhiên, mức giảm đã thu hẹp đáng kể. Trong khi đó, giá thép thanh của một số doanh nghiệp Việt Nam được điều chỉnh tăng.

Giá cao su hôm nay 9/4: Nhật Bản đảo chiều tăng 1%, Trung Quốc lao dốc 5%

Giá cao su diễn biến trái chiều trong phiên hôm qua khi cả Trung Quốc và Thái Lan đều giảm mạnh, trong khi Nhật Bản tăng trở lại.

Giá xăng dầu hôm nay 9/4: Tiếp đà lao dốc xuống dưới 60 USD/thùng

Giá dầu giảm hơn 1 USD/thùng vào thứ Ba (8/4), chạm mức thấp nhất trong 4 năm, khi các nhà đầu tư đánh giá khả năng suy thoái ngày càng cao do cuộc chiến thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Giá vàng hôm nay 9/4: Phục hồi nhưng vẫn neo dưới 3.000 USD/ounce

Giá vàng thế giới tăng nhẹ trong phiên giao dịch ngày 8/4 vì lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ cao hơn hạn chế lực hỗ trợ từ sự suy yếu của đồng USD và căng thẳng thương mại leo thang giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.