Kết thúc phiên giao dịch 15/4, giá thép thanh kỳ hạn tháng 5 trên Sàn Thượng Hải giảm 0,13% (4 nhân dân tệ) về mức 3.048 nhân dân tệ/tấn. Trong khi đó, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5 trên Sàn Đại Liên tăng 0,79% (6 nhân dân tệ) lên 763,5 nhân dân tệ/tấn, còn giá quặng trên Sàn Singapore tăng 0,58 USD lên mức 98,71 USD/tấn.
Giá thép thanh kỳ hạn tháng 5 trên Sàn SHFE. Nguồn: Barchart
Trong ba tháng đầu năm nay, Trung Quốc đã tăng xuất khẩu sản phẩm thép tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2024, đạt 27,43 triệu tấn. Như vậy, xuất khẩu thép trong quý I đã đạt mức cao nhất kể từ năm 2016. Thông tin này được Reuters đưa tin dẫn nguồn từ dữ liệu hải quan.
Trong tháng 3, xuất khẩu thép của Trung Quốc tăng 5,8% so với tháng 3 năm ngoái, đạt 10,46 triệu tấn, giữa lúc lo ngại gia tăng căng thẳng trong thương mại toàn cầu sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức vào tháng 1.
Chiều ngược lại, nhập khẩu thép của Trung Quốc trong quý I đã giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2024, xuống còn 1,55 triệu tấn và trong tháng 3 giảm 18,8% xuống còn 501 nghìn tấn. So với quý IV/2024, xuất khẩu sản phẩm thép giảm 9,1%, trong khi nhập khẩu giảm 4,9%.
Về quặng sắt, quý I, Trung Quốc nhập khẩu giảm 7,8% so với cùng kỳ năm 2024, xuống còn 285,31 triệu tấn. Trong tháng 3, nhập khẩu giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7/2023, chỉ đạt 93,97 triệu tấn, giảm 0,2% so với tháng 2 và giảm 6,7% so với cùng kỳ 2024.
Sự giảm sút trong nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc vào tháng 3 đã gây bất ngờ cho các nhà phân tích, vì trước đó họ dự đoán khối lượng nhập khẩu sẽ phục hồi sau sự gián đoạn của thời tiết vào tháng Hai. Khi đó, các cơn bão ở Australia đã làm gián đoạn lịch trình xuất khẩu. Do vậy, các chuyên gia đã dự báo con số này sẽ vượt 100 triệu tấn.
Việc nhập khẩu thấp dẫn đến tồn kho tại cảng giảm 2,6% và đã thúc đẩy giá quặng sắt tăng 2,5%.
Tuy nhiên, sự phục hồi mạnh mẽ về nguồn cung được dự báo sẽ xảy ra vào tháng 4. Các chuyên gia dự đoán rằng nhập khẩu trong tháng 4 có thể đạt từ 100 đến 106 triệu tấn, khi các công ty khai thác tăng cường giao hàng để hoàn thành mục tiêu năm. Điều này có thể hỗ trợ thị trường nguyên liệu thô, đặc biệt là trong bối cảnh xuất khẩu thép từ Trung Quốc tăng trưởng mạnh trong quý I/2025.
Trong năm 2024, Trung Quốc đã giảm sản lượng thép 1,7% so với năm 2023, xuống còn 1,005 tỷ tấn. Tuy nhiên, xuất khẩu đạt mức cao kỷ lục 110,72 triệu tấn, tăng 22,7% so với năm 2023. Con số này tiếp tục tăng trưởng giữa lúc tiêu thụ nội địa yếu. Nhập khẩu thép đạt 6,8 triệu tấn, giảm 10% so với năm trước.
Trong nước, giá thép xây dựng tại một số doanh nghiệp bình ổn. Cụ thể, giá thép CB240 của Hòa Phát ghi nhận 13.550đ/kg, thép CB300 13.600đ/kg. Tương tự, ở doanh nghiệp thép Việt Sing, giá thép CB240 ghi nhận 13.450đ/kg, thép D10 CB300 báo giá 13.650đ/kg. Trong khi đó, thép Việt Đức ghi nhận D10 C300 13.740đ/kg, còn thép CB240 13.500đ/kg.
Giá thép ghi nhận tới ngày 16/4/2025. Nguồn: SteelOnline
Kim ngạch nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc đã giảm mạnh 57,8% trong 2 tháng đầu năm, sau khi nước này siết chặt kiểm soát chất Cadmium và vàng O.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã phân bổ hạn ngạch mới về nhập khẩu vàng cho các ngân hàng thương mại khi nhu cầu tài sản trú ẩn tăng cao trước mối nguy chiến tranh thương mại leo thang, theo Bloomberg.
Trưa 16/4, giá vàng miếng SJC tăng dựng đứng, chạm ngưỡng kỷ lục tại tất cả hệ thống kinh doanh. Vàng nhẫn trơn và nữ trang các loại cũng đồng loạt lập đỉnh, tiếp nối đà tăng sốc của thị trường.
Giá vàng trong nước tới đầu giờ trưa nay tăng mạnh 3-5 triệu đồng một lượng so với đầu ngày và cao hơn thế giới 7-8 triệu đồng.