Kết thúc phiên giao dịch 2/5, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5 trên Sàn Singapore tăng 0,95 USD lên mức 97,15 USD/tấn. Vào phiên sáng 3/5, giá quặng tiếp tục tăng 0,3 USD lên mức 96,55 USD/tấn. Trong khi đó, thị trường Trung Quốc tạm đóng cửa từ 1-5/5 nhân dịp Ngày Quốc tế Lao động.
Diễn biến giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5 trên Sàn Thượng Hải. Nguồn: Barchart
Tại EU, giá chào bán thép dẹt (slabs) trong nửa cuối tháng 4 giảm xuống còn 500 USD/tấn CIF so với mức 520-540 USD/tấn CIF trong nửa đầu tháng, theo Eurometal. So với tháng 3, giá giảm 80-100 USD/tấn.
Theo các thương nhân, xu hướng này sẽ không thay đổi trong 2-3 tháng tới do nhu cầu yếu từ các nhà máy cán và sản xuất thép tấm.
Do đó, các hạn chế nhập khẩu sản phẩm thép dẹt hoàn thiện vào EU, được Ủy ban châu Âu áp dụng vào cuối tháng 3 không dẫn đến sự tăng giá trên thị trường châu Âu như thị trường kỳ vọng. Ngoài ra, đà giảm giá thép cuộn tại khu vực châu Âu trước đó đã điều chỉnh nguồn cung thép dẹt.
Giá thép bán thành phẩm ở Nhật Bản giữ ổn định ở mức 470 USD/tấn FOB trong tháng 4. Điều này cho thấy thị trường thép bán thành phẩm ở Đông Nam Á khá ổn định.
Trong khi đó, giá slabs Brazil tăng lên 510 USD/tấn FOB vào cuối tháng 4 sau ba tuần ổn định ở mức 490 USD/tấn FOB, phản ánh sự tái khởi động xuất khẩu sang Mỹ. Tuy nhiên, tiềm năng tăng giá thép bán thành phẩm Brazil bị hạn chế do giá cuộn cán nóng tại Mỹ đã bắt đầu giảm khi thị trường kết thúc giai đoạn bùng nổ sau khi áp thuế nhập khẩu 25%.
Như đã báo cáo trước đó, nhập khẩu sản phẩm thép bán thành phẩm vào Mỹ trong tháng 3 đạt 675 nghìn tấn, theo Hiệp hội Thép Mỹ. Tổng cộng trong quý I năm nay, con số này là 2,06 triệu tấn.
Trung Quốc đang đánh giá khả năng đàm phán và Nhật Bản đặt mục tiêu đạt được thỏa thuận thương mại vào tháng 6.
Hiện nay, EU đang xem xét tăng mua hàng hóa từ Mỹ thêm 50 tỷ euro (56,46 tỷ USD) để giải quyết “vấn đề” trong quan hệ thương mại. Ủy viên Thương mại châu Âu – ông Maros Sevcovic đã phát biểu như vậy trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times. Ông bổ sung rằng khối đang có “một số tiến triển” hướng tới một thỏa thuận.
Ông lưu ý rằng, nếu xét đến thâm hụt thương mại 50 tỷ euro, vấn đề có thể được giải quyết nhanh chóng bằng cách mua LNG và một số sản phẩm nông nghiệp, như đậu tương.
Đồng thời, ông cảnh báo rằng sẽ “rất khó” để đạt được một thỏa thuận tốt và được chấp nhận bởi các quốc gia thành viên của khối cũng như Nghị viện châu Âu. Liên minh châu Âu cũng sẵn sàng làm việc với Mỹ để giúp vượt qua tác động tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc.
Trong nước, giá thép xây dựng tại một số doanh nghiệp bình ổn. Cụ thể, giá thép CB240 của Hòa Phát ghi nhận 13.550 đồng/kg, thép CB300 13.600 đồng/kg. Tương tự, ở doanh nghiệp thép Việt Sing, giá thép CB240 ghi nhận 13.450 đồng/kg, thép D10 CB300 báo giá 13.650 đồng/kg. Trong khi đó, thép Việt Đức ghi nhận D10 C300 13.740 đồng/kg, còn thép CB240 13.500 đồng/kg.
Giá thép ghi nhận tới ngày 3/5/2025. Nguồn: SteelOnline
Tuần qua, giá heo hơi giảm từ 1.000 - 3.000 đồng/kg tại các địa phương trên cả nước. Hiện tại, heo hơi tại ba miền đang được bán ra với giá từ 59.000 - 64.000 đồng/kg.
Từ châu Âu đến châu Á, làn sóng thép giá rẻ từ Trung Quốc, thuế quan từ Mỹ, chi phí chuyển đổi xanh đắt đỏ và mối lo về an ninh công nghiệp đang đẩy ngành thép thế giới vào thế tiến thoái lưỡng nan: ai cũng thừa thép, nhưng không ai muốn ngừng sản xuất.
OPEC+ nhiều khả năng sẽ giữ nguyên kế hoạch tăng sản lượng dầu trong tháng 8, với mức bổ sung 548.000 thùng/ngày. Trong bối cảnh nhu cầu mùa hè tăng cao và mục tiêu giành lại thị phần, các nước sản xuất chủ chốt được cho là sẽ không điều chỉnh chính sách hiện tại.
Giá vàng thế giới đã trải qua một tuần giao dịch đầy biến động, khởi đầu bằng một đợt tăng giá mạnh mẽ đưa kim loại quý này vượt ngưỡng 3.400 USD/ounce trước khi đảo chiều vào cuối tuần.