Trên sàn giao dịch Thượng Hải phiên sáng hôm nay, giá thép thanh Trung Quốc kỳ hạn tháng 1/2025 giảm nhẹ 0.35% về mức 3.128 CNY/tấn. Tương tự với hợp đồng giao gần trong tháng 2 và 3, giá cũng giảm nhẹ. Chiều ngược lại, giá thép kỳ hạn giao tháng từ tháng 4/2025 đều nhích nhẹ, tương đương tháng 4 ghi nhận 3.188 CNY/tấn.
Cuối tuần qua, giá xuất xưởng của các loại thép hình ở Đường Sơn đều tăng nhẹ 10 CNY/tấn, giao dịch thực tế khoảng 3.240 CNY với thép góc và thép chữ I khoảng 3.280 CNY. Tương tự, thép tấm cũng nhích khoảng 20-40 CNY/tấn lên 3.210 và 3.220 CNY/tấn. Dự kiến giá thép trong tuần này khó có thể tăng cao do nhu cầu nội địa ở Trung Quốc vẫn yếu.
Theo Hải quan Trung Quốc, xuất khẩu thép tháng 12 của quốc gia này ghi nhận 9,7 triệu tấn, tăng gần 2 triệu tấn, tương đương 26% so với cùng kỳ năm ngoái. So với tháng 11, thống kê này tăng 449.000 tấn, mức tăng trung bình ngày là 1,5%. Chiều ngược lại, nhập khẩu tháng 12 ghi nhận 621.000 tấn, giảm 44.000 tấn, tương đương 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái. So với tháng 11, con số này tăng 148.000 tấn, mức tăng trung bình ngày là 27%.
Lũy kế cả năm 2024, tổng xuất khẩu thép của Trung Quốc đạt 110,7 triệu tấn, tăng 20,4 triệu tấn, tương đương 22,7% so với 2023. Nhập khẩu thép giảm 10,9%, khoảng 830.000 tấn về mức 6,8 triệu tấn.
Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, tháng 12/2024, nước này đã nhập khẩu 112,5 triệu tấn quặng sắt, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá nhập khẩu trung bình tháng 12 là 97,7 USD/tấn, cao hơn 2,7 USD so với tháng 11.
Cho cả năm 2024, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 1,2 tỷ tấn quặng sắt, tăng gần 5% so với năm ngoái. Giá nhập bình quân là 106,9 USD/tấn, thấp hơn 8,2 USD so với năm 2023.
Việc nhu cầu thép thế giới đang trầm lắng và giá thép rẻ ở Trung Quốc có thể tác động tiêu cực tới ngành thép Ấn Độ.
Để đạt được mục tiêu công suất 300 triệu tấn thép/năm vào năm 2030, Chính phủ có thể cần đầu tư khoảng 120 tỷ USD. Các công ty đã công bố kế hoạch mở rộng sản xuất bao gồm Tata Steel (18,4 triệu tấn), ArcelorMittal Nippon Steel (22,8 triệu tấn), Jindal Steel and Power (25 triệu tấn), JSW Steel (7,5 triệu tấn) và Steel Authority of India Limited (12 triệu tấn).
Tuy nhiên, các công ty này đang gặp căng thẳng tài chính mặc dù nhu cầu trong nước tăng mạnh. Năm 2024, ước tính nhu cầu thép ở Ấn Độ tăng 11% so với cùng kỳ, trong khi nhu cầu thép toàn cầu giảm 1%. Theo CRISIL, vào năm 2025, nhu cầu thép của Ấn Độ ước tính sẽ tăng 8-9%. Giá thép tại thị trường Ấn Độ giảm mạnh trong năm 2024 và dự kiến cũng sẽ tiếp tục ở mức thấp trong năm 2025.
Trên thị trường nội địa, theo SteelOnline.vn, giá thép vẫn bình ổn. Cụ thể, thép CB240 giao dịch khoảng 13.640-13.800đ/kg, trong khi thép D10 CB300 khoảng 13.700-13.840đ/kg.
Giá sầu riêng hôm nay không có nhiều thay đổi tại các vùng trồng chính trên cả nước. Trong khi đó, năm 2025, xuất khẩu sầu riêng vẫn còn dư địa khi sản lượng dự kiến tăng khoảng 15% và nhu cầu thị trường cũng còn nhiều.
Thị trường giá lúa gạo hôm nay (13/1) ghi nhận sự sụt giảm 900 - 1.000 đồng/kg đối với lúa và 200 – 350 đồng/kg với gạo. Đại diện của một doanh nghiệp cho biết dịp cuối năm dương lịch đến nay nhiều quốc gia trồng lúa lớn bước vào mùa vụ thu hoạch, trong đó có Việt Nam khiến giá gạo sụt nhanh.
Tổng khối lượng nhập khẩu than của Trung Quốc trong năm 2024 đạt kỷ lục 542,7 triệu tấn, tăng so với mức 474,42 triệu tấn trong năm 2023.
Giá cao su hôm nay (13/1) khá bình ổn, lo ngại về nguồn cung nhiều hơn tại Thái Lan đang hạn chế đà tăng của giá.