Ghi nhận trong sáng ngày cuối tuần, giá tiêu dao động trong khoảng 145.000 – 146.200 đồng/kg ở các địa phương sản xuất trọng điểm, tiếp tục tăng 200 – 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Mặc dù vậy, kết thúc tuần qua giá tiêu vẫn giảm khoảng 1.000 – 1.500 đồng/kg tại khu vực Tây Nguyên và không đổi ở Đông Nam Bộ. Diễn biến cụ thể như sau:
Tại Đắk Nông, giá tiêu đang được thu ở mức cao nhất là 146.200 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg so với cuối tuần trước.
Tương tự, giá tiêu tại tuần qua tại hai tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk cũng giảm 1.000 đồng/kg, xuống còn lần lượt là 145.000 đồng/kg và 146.000 đồng/kg.
Trong khi đó, giá tiêu tại các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Phước đứng ở mức 146.000 đồng/kg, tương đương cuối tuần trước.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) |
Giá thu mua ngày 15/12 (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Thay đổi so với hôm trước (Đơn vị: VNĐ/kg) |
So với cuối tuần trước (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Đắk Lắk |
146.000 |
- |
-1.000 |
Gia Lai |
145.000 |
+1.000 |
-1.500 |
Đắk Nông |
146.200 |
+200 |
-1.000 |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
146.000 |
+1.000 |
- |
Bình Phước |
146.000 |
+1.000 |
- |
Đồng Nai |
146.000 |
+1.000 |
- |
Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), kết thúc phiên giao dịch tuần qua, giá tiêu đen Lampung Indonesia được niêm yết ở mức 6.787 USD/tấn, tăng 1,3% (84 USD/tấn) so với cuối tuần trước.
Tương tự, giá tiêu đen Brazil ASTA 570 tuần qua tăng nhẹ 25 USD/tấn, lên mức 6.300 USD/tấn.
Bên cạnh đó, giá tiêu đen 500 g/l và 550 g/l xuất khẩu của Việt Nam dao động trong khoảng 6.300 - 6.600 USD/tấn, cao hơn 100 USD/tấn so với tuần trước.
Riêng giá tiêu đen Kuching Malaysia vẫn ổn định ở mức 8.200 USD/tấn.
Tên loại |
Bảng giá tiêu đen thế giới |
|
Ngày 15/12 (ĐVT: USD/tấn) |
% thay đổi so với cuối tuần trước |
|
Tiêu đen Lampung (Indonesia) |
6.787 |
+1,3 |
Tiêu đen Brazil ASTA 570 |
6.300 |
+0,4 |
Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA |
8.200 |
0,0 |
Tiêu đen Việt Nam (500 g/l) |
6.300 |
+1,6 |
Tiêu đen Việt Nam (500 g/l) |
6.600 |
+1,5 |
Tuy nhiên, cùng thời điểm khảo sát, giá tiêu trắng Muntok Indonesia đứng ở mức 9.068 USD/tấn, giảm 0,9% trong tuần qua.
Trong khi tiêu trắng Việt Nam tăng 100 USD/tấn so với tuần trước, lên mức 9.400 USD/tấn.
Ngoài ra, giá tiêu trắng Malaysia ASTA tiếp tục ổn định ở mức 10.400 USD/tấn.
Tên loại |
Bảng giá tiêu trắng thế giới |
|
Ngày 15/12 (ĐVT: USD/tấn) |
% thay đổi so với cuối tuần trước |
|
Tiêu trắng Muntok Indonesia |
9.068 |
-0,9 |
Tiêu trắng Malaysia ASTA |
10.400 |
0,0 |
Tiêu trắng Việt Nam |
9.400 |
+1,1 |
Ông Kan Sinoch, Chủ tịch Hội đồng Hiệp hội Xúc tiến Hồ tiêu Kampot, cho biết xuất khẩu hồ tiêu Kampot, một sản phẩm được gắn chỉ dẫn địa lý (GI) của Campuchia, đã ghi nhận xu hướng giảm đáng kể trong năm nay.
Cụ thể, trong 11 tháng vừa qua, xuất khẩu hồ tiêu Kampot chỉ đạt khoảng 80 tấn, giảm khoảng 33% so với con số 120 tấn của cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân được cho là do sản lượng vụ hồ tiêu năm nay giảm sau khi bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, gây ra tình trạng khô hạn vào đầu năm. Mặc dù xuất khẩu và sản lượng giảm, giá hồ tiêu Kampot năm nay vẫn ổn định, với giá tiêu đen là 15 USD/kg, tiêu đỏ 25 USD/kg, và hồ tiêu trắng 28 USD/kg.
Theo ông Kan Sinoch, năm 2025, các thành viên của Hiệp hội đã thống nhất tăng giá bán tiêu GI và tiêu GI hữu cơ lên từ 2 đến 3 USD/kg nhằm khuyến khích nông dân vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Tình trạng khô hạn năm nay đã khiến nhiều cây hồ tiêu chết và sản lượng thu hoạch thấp. Kế hoạch tăng giá này đã được một số công ty thu mua đồng ý, trong khi một số công ty khác vẫn đang xem xét.
Hiện tại, Hiệp hội Hồ tiêu Kampot có 345 hộ thành viên, diện tích canh tác 212 ha với hơn 30.000 cây hồ tiêu. Các thị trường chính cho xuất khẩu hồ tiêu Kampot của Campuchia bao gồm Liên minh châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong, và Đài Loan, theo Cambonomist.
Tuần qua, thị trường vàng thế giới biến động mạnh vì những tín hiệu trái chiều nhưng vẫn tăng nhẹ nhờ triển vọng Fed hạ lãi suất trong tuần tới. Giá vàng trong nước cũng tăng theo, với vàng miếng SJC tăng 1,1 triệu đồng/lượng.
Để đáp ứng yêu cầu của thị trường về phát triển bền vững, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã có những cách tiếp cận sáng tạo, từng bước chuyển đổi sản xuất theo hướng xanh hóa, đáp ứng các tiêu chuẩn cao về phát triển bền vững.
Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, ngành dệt may Việt Nam đã trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng dệt may thế giới, mang lại ngoại tệ lớn cho đất nước và thu nhập cho khoảng 3 triệu lao động.
Thương mại lúa gạo toàn cầu trong năm 2025 ước đạt kỷ lục 57,2 triệu tấn, tăng 910.000 tấn so với dự báo trước đó.