Khảo sát cho thấy, giá tiêu sáng nay tại các tỉnh thành sản xuất trọng điểm dao động trong khoảng 138.000 – 140.000 đồng/kg, với mức giảm nhẹ ghi nhận tại Đắk Lắk và Gia Lai, trong khi các khu vực khác giữ nguyên.
Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Lắk giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua và đang được thu mua ở mức 140.000 đồng/kg.
Tương tự, giá tiêu tại Gia Lai cũng giảm 1.000 đồng/kg, xuống còn 138.000 đồng/kg – mức thấp nhất trên thị trường.
Trong khi đó, giá tiêu tại Đắk Nông giữ ổn định ở mức 140.000 đồng/kg.
Tại các địa phương khác thuộc khu vực Đông Nam Bộ như: Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai và Bình Phước, giá tiêu cũng không thay đổi, đứng ở mức 139.000 đồng/kg.
Thị trường (khu vực khảo sát) |
Giá thu mua ngày 17/7 (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Thay đổi so với ngày hôm trước (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Đắk Lắk |
140.000 |
-1.000 |
Gia Lai |
138.000 |
-1.000 |
Đắk Nông |
140.000 |
- |
Bà Rịa – Vũng Tàu |
139.000 |
- |
Bình Phước |
139.000 |
- |
Đồng Nai |
139.000 |
- |
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) báo giá tiêu đen Indonesia ở mức 7.222 USD/tấn, giảm nhẹ 18 USD/tấn (-0,25%) so với phiên giao dịch trước đó.
Giá tiêu đen Brazil ASTA 570 cũng giảm thêm 50 USD/tấn, xuống chỉ còn 5.750 USD/tấn. Đây cũng là mức giá thấp nhất ghi nhận trên thị trường.
Trong khi đó, giá tiêu đen ASTA Malaysia tiếp tục giữ ổn định ở mức 8.900 USD/tấn.
Tại Việt Nam, giá tiêu đen xuất khẩu vẫn dao động trong khoảng 6.440 - 6.570 USD/tấn đối với tiêu đen loại 500 g/l và 550 g/l.
Tên loại |
Bảng giá tiêu đen thế giới |
|
Ngày 17/7 (ĐVT: USD/tấn) |
% thay đổi so với hôm trước |
|
Tiêu đen Lampung (Indonesia) |
7.222 |
-0,25 |
Tiêu đen Brazil ASTA 570 |
5.750 |
-0,86 |
Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA |
8.900 |
- |
Tiêu đen Việt Nam (500 g/l) |
6.440 |
- |
Tiêu đen Việt Nam (500 g/l) |
6.570 |
- |
Cùng thời điểm khảo sát, giá tiêu trắng Muntok Indonesia cũng giảm 26 USD/tấn, xuống còn 10.066 USD/tấn.
Giá tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam và Malaysia ASTA không đổi ở mức 9.150 USD/tấn và 11.750 USD/tấn.
Tên loại |
Bảng giá tiêu trắng thế giới |
|
Ngày 17/7 (ĐVT: USD/tấn) |
% thay đổi so với hôm trước |
|
Tiêu trắng Muntok Indonesia |
10.066 |
-0,26 |
Tiêu trắng Malaysia ASTA |
11.750 |
- |
Tiêu trắng Việt Nam |
9.150 |
- |
Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) cho biết đã gửi kiến nghị tới Bộ Nông nghiệp và Môi trường liên quan đến những khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải trong việc cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho sản phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu, đặc biệt là đối với mặt hàng gia vị.
Từ ngày 01/7/2025, việc cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đã chuyển sang các cơ quan cấp tỉnh theo quy định của Thông tư số 12/2025/TT-BNNMT ngày 19/6/2025. Tuy nhiên, quy định mới này không kế thừa đầy đủ các hướng dẫn từ Thông tư 44/2018/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2018, dẫn đến sự lúng túng và chậm trễ trong quá trình cấp giấy chứng nhận.
Điều này đặc biệt gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, khiến hàng hóa không thể thông quan kịp thời, ảnh hưởng đến tiến độ hợp đồng và gây thiệt hại về tài chính.
Các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gia vị đang gặp khó khăn nghiêm trọng trong việc xin cấp Giấy chứng nhận đúng theo yêu cầu của các thị trường nhập khẩu, đặc biệt là EU. Hậu quả là việc xuất khẩu bị đình trệ, dẫn đến gián đoạn trong chuỗi cung ứng, mất uy tín với các đối tác quốc tế và ảnh hưởng đến việc thu mua nguyên liệu, chế biến sản phẩm.
Trước tình hình trên, VPSA đã kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường xem xét và đưa ra giải pháp kịp thời, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các vướng mắc để doanh nghiệp có thể thông quan hàng hóa, đồng thời sửa đổi, bổ sung các quy định trong Thông tư 12/2025/TT-BNNMT để đảm bảo việc cấp Giấy chứng nhận đúng tiến độ và phù hợp với yêu cầu của các nước nhập khẩu.
Hiệp hội cũng đề xuất tổ chức các khóa đào tạo và cung cấp hướng dẫn cụ thể cho các cơ quan cấp tỉnh và doanh nghiệp để đảm bảo quy trình cấp Giấy chứng nhận nhanh chóng và chính xác. Việc này sẽ giúp các doanh nghiệp tránh được rủi ro về hợp đồng, bảo vệ uy tín và giảm thiểu chi phí, thời gian cho các hoạt động xuất khẩu.
Việc giải quyết nhanh chóng và hiệu quả những khó khăn này sẽ không chỉ giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động xuất khẩu ổn định mà còn góp phần bảo vệ uy tín của ngành gia vị Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Các nhà sản xuất phân bón Nga dự kiến sẽ nâng thị phần toàn cầu từ 20% hiện nay lên 25% vào năm 2030, bất chấp lệnh cấm nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU), nhờ chuyển hướng xuất khẩu sang các quốc gia thuộc nhóm BRICS.
Theo lộ trình của Chính phủ và định hướng mới nhất của Bộ Công Thương, từ ngày 1/1/2026, Việt Nam sẽ bắt buộc sử dụng xăng sinh học E10 trên toàn quốc và thị trường sẽ không còn các loại xăng khoáng như hiện nay.
Giá lúa gạo hôm nay (17/7) ghi nhận điều chỉnh giảm 50 đồng/kg đối với gạo nguyên liệu, trong khi giá lúa tiếp tục duy trì ổn định. Bangladesh quyết định nhập khẩu 400.000 tấn gạo nhằm kiềm chế đà tăng giá của mặt hàng thiết yếu này và bổ sung kho dự trữ.
Giá heo hơi được dự báo sẽ tiếp tục đi xuống trong ngày mai do thị trường đang trên đà giảm nhanh.