Chiều 17/7, Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã điều chỉnh giá xăng dầu.
Giá bán lẻ các mặt hàng tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:
Xăng/dầu |
Thay đổi |
Giá không cao hơn |
E5RON92 |
- 178 đồng/lít |
19.481 đồng/lít |
RON95-III |
- 165 đồng/lít |
19.925 đồng/lít |
Dầu diesel 0.05S |
- 38 đồng/lít |
18.799 đồng/lít |
Dầu hỏa |
+ 58 đồng/lít |
18.371 đồng/lít |
Dầu mazut 180CST 3.5S |
- 85 đồng/kg |
15.478 đồng/kg |
Mức giá này có hiệu lực từ 15h ngày 17/7.
Nguồn: Liên Bộ Công Thương - Tài chính (H.Mĩ tổng hợp)
Trong kỳ điều hành từ 10–16/7, giá xăng dầu thế giới biến động do ảnh hưởng của tồn kho dầu thô Mỹ giảm, tồn kho sản phẩm chưng cất tăng, dự báo nhu cầu dầu quý III tiếp tục tăng (theo OPEC+), cùng với xung đột Nga–Ukraine và chính sách thuế mới của Mỹ. Giá các mặt hàng xăng dầu thay đổi như sau:
Mặt hàng | Giá bình quân (USD) | Biến động (USD) | Tỷ lệ (%) |
---|---|---|---|
Xăng RON92 (E5RON92) | 78 USD/thùng | –0,9 | –1,2% |
Xăng RON95 | 79,7 USD/thùng | –0,8 | –1,0% |
Dầu hỏa | 86,6 USD/thùng | +0,4 | +0,5% |
Dầu diesel 0,05S | 89,2 USD/thùng | –0,1 | –0,1% |
Dầu mazut 3,5S | 416,4 USD/tấn | –2,5 | –0,6% |
Trong báo cáo hàng tháng công bố ngày 15/7, OPEC cho biết họ giữ nguyên dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu năm 2025 và 2026, sau khi đã điều chỉnh giảm trong tháng 4, theo Reuters. Tổ chức này đánh giá triển vọng kinh tế hiện khá tích cực.
OPEC viết trong báo cáo:“Ấn Độ, Trung Quốc và Brazil đang tăng trưởng vượt kỳ vọng, trong khi Mỹ và EU tiếp tục phục hồi so với năm ngoái. Với bối cảnh đó, tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong nửa cuối năm 2025 có thể khả quan hơn dự báo hiện tại”.
Tại cuộc họp ngày 5/7, OPEC+ đã thống nhất nâng sản lượng thêm 548.000 thùng/ngày trong tháng 8, đánh dấu bước tăng tốc sản lượng đầu tiên kể từ khi giá dầu tăng mạnh rồi giảm trở lại sau xung đột tại Trung Đông.
Dù vậy, giá dầu vẫn duy trì ổn định bất chấp mức tăng sản lượng cao hơn dự kiến của OPEC+ và tuyên bố mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump dành cho Nga. OPEC cho biết, tổng lượng dầu thô được các nhà máy lọc dầu toàn cầu đưa vào chế biến đã tăng mạnh 2,1 triệu thùng/ngày trong tháng 6 so với tháng 5. Tổ chức này cũng dự báo mức độ chế biến sẽ tiếp tục duy trì cao.
“Lượng dầu thô đưa vào chế biến tại các nhà máy lọc dầu toàn cầu, đặc biệt là tại Mỹ, dự kiến vẫn ở mức cao để đáp ứng nhu cầu đi lại mùa hè, nhất là với xăng, nhiên liệu máy bay và dầu nhiên liệu,” OPEC nhận định.
Các nhà sản xuất phân bón Nga dự kiến sẽ nâng thị phần toàn cầu từ 20% hiện nay lên 25% vào năm 2030, bất chấp lệnh cấm nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU), nhờ chuyển hướng xuất khẩu sang các quốc gia thuộc nhóm BRICS.
Theo lộ trình của Chính phủ và định hướng mới nhất của Bộ Công Thương, từ ngày 1/1/2026, Việt Nam sẽ bắt buộc sử dụng xăng sinh học E10 trên toàn quốc và thị trường sẽ không còn các loại xăng khoáng như hiện nay.
Giá lúa gạo hôm nay (17/7) ghi nhận điều chỉnh giảm 50 đồng/kg đối với gạo nguyên liệu, trong khi giá lúa tiếp tục duy trì ổn định. Bangladesh quyết định nhập khẩu 400.000 tấn gạo nhằm kiềm chế đà tăng giá của mặt hàng thiết yếu này và bổ sung kho dự trữ.
Giá heo hơi được dự báo sẽ tiếp tục đi xuống trong ngày mai do thị trường đang trên đà giảm nhanh.