Giá xăng tiếp tục giảm mạnh, xuống dưới 20.000 đồng/lít

Giá xăng dầu các loại tiếp tục giảm mạnh. Trong đó, giá xăng xuống dưới mức 20.000 đồng/lít trong chiều ngày 13/3.

 

Chiều 13/3, Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã điều chỉnh giá xăng dầu.

Giá bán lẻ các mặt hàng tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

E5RON92

- 680 đồng/lít

19.281 đồng/lít

RON95-III

- 753 đồng/lít

19.649 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

- 435 đồng/lít

17.898 đồng/lít

Dầu hỏa

- 483 đồng/lít

18.090 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

- 155 đồng/kg

16.995 đồng/kg

Mức giá này có hiệu lực từ 15h ngày 13/3.

 Nguồn: Liên Bộ Công thương - Tài chính (H.Mĩ tổng hợp)

Thị trường xăng dầu thế giới trong kỳ điều hành từ ngày 06/3 đến 12/3 chịu ảnh hưởng bởi việc các nước OPEC+ tăng sản lượng khai thác, chính sách thuế bất ổn của Mỹ đối với hàng hóa nhập khẩu và xung đột Nga - Ukraine vẫn tiếp diễn dù đã có những động thái tìm kiếm giải pháp hòa bình. Những yếu tố này khiến giá xăng dầu biến động theo từng mặt hàng, song xu hướng chung là giảm.

Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới trong kỳ: xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5RON92 ở mức 77,14 USD/thùng (-4,44%), xăng RON95 ở mức 78,6 USD/thùng (-4,51%), dầu hỏa ở mức 84,1 USD/thùng (-2,92%), dầu diesel 0,05S ở mức 84,3 USD/thùng (-2,59%), dầu mazut 180CST 3,5S ở mức 464,8 USD/tấn (-0,9%).

Mới đây, OPEC+ tuyên bố sẽ tiến hành kế hoạch tăng sản lượng dầu từ tháng 4, một động thái bất ngờ của liên minh này khiến giá dầu thô lao dốc. Theo đó, nhóm này cho biết họ đã nhất trí thực hiện “việc khôi phục sản lượng dần dần và linh hoạt” với mức tăng 2,2 triệu thùng/ngày trong 18 tháng tới.

Bên cạnh đó, Những lo ngại về tác động tiềm tàng của thuế quan Mỹ đối với hoạt động kinh tế đã gây áp lực lên giá dầu, vốn đã giảm hơn 10% so với mức đỉnh 82 USD/thùng hồi tháng 1 năm nay.

“Hai yếu tố đang tác động lên thị trường cùng một lúc: thuế quan của Trump và việc OPEC+ tái khởi động sản xuất bị gián đoạn,” ông Kevin Book, đồng sáng lập công ty nghiên cứu ClearView Energy Partners, nhận định. “Không có gì ngạc nhiên khi điều này tạo ra tín hiệu bán ra cho các nhà giao dịch.”

Ông Trump đã kêu gọi OPEC+ giảm giá dầu trong một bài phát biểu hồi tháng 1 trước các giám đốc điều hành tại Davos.

OPEC+ ban đầu dự định bắt đầu dỡ bỏ các cắt giảm sản lượng vào tháng 9 nhưng đã trì hoãn kế hoạch này ba lần.

8 quốc gia sẽ tăng sản lượng từ tháng 4 gồm Arab Saudi, Nga, Iraq, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Kuwait, Kazakhstan, Algeria và Oman.

 

H.Mĩ
CÙNG CHUYÊN MỤC
Dự báo giá heo hơi ngày 18/3: Thị trường đang theo đà giảm nhanh

Các chuyên gia dự báo giá heo hơi có thể tiếp tục đi xuống tại nhiều địa phương vào sáng mai do thị trường đang theo đà giảm nhanh.

Giá lúa gạo hôm nay 17/3: Thị trường chủ yếu ổn định, riêng phụ phẩm giảm nhẹ 100 đồng/kg

Giá lúa gạo hôm nay (17/3) tiếp tục duy trì ổn định, riêng giá cám và tấm sụt giảm nhẹ 100 đồng/kg. Trong khi khách hàng của các thị trường như Philippines, Indonesia, Malaysia vẫn còn tâm lý chần chừ thì xuất khẩu đi một số khu vực khác vẫn tăng trưởng tốt.

Goldman Sachs hạ dự báo giá dầu do tăng trưởng kinh tế Mỹ suy yếu và OPEC+ tăng sản lượng

Tập đoàn Goldman Sachs Group Inc. vừa cắt giảm dự báo giá dầu, trong bối cảnh các mức thuế quan mới làm suy giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế Mỹ, đồng thời OPEC và các đồng minh gia tăng sản lượng, theo Bloomberg.

So sánh giá vàng 17/3: Vàng nhẫn trơn tiến sát mốc 97 triệu đồng/lượng

Trưa đầu tuần ngày 17/3, giá vàng trong nước tiếp tục đà tăng mạnh, chạm các mốc cao kỷ lục. Vàng miếng SJC vọt lên 96,1 triệu đồng/lượng, trong khi vàng nhẫn tròn trơn ghi nhận mức đỉnh chưa từng có, đạt 96,8 triệu đồng/lượng.