Theo Cục Thống kê tỉnh Hà Nam, 9 tháng đầu năm, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của tỉnh ước tính tăng 10,89% so với cùng kỳ năm trước, tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao thứ nhất vùng Đồng bằng Sông Hồng, thứ 4 toàn quốc. Vậy, trong 10 tháng, tình hình phát triển kinh tế của địa phương như thế nào?
Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục có nhiều khởi sắc, nhiều nhóm ngành sản xuất chủ lực có thêm nhiều đơn hàng xuất khẩu mới, trong khi nhu cầu thị trường trong nước những tháng cuối năm tăng cao đã giúp chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 10 đạt mức tăng trưởng cao, ước tăng 6,1% so với tháng trước và tăng 16,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Tính chung 10 tháng, IIP ước tính tăng 15,72% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, ngành khai khoáng giảm 6,89%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 16,23%; sản xuất và phân phối điện tăng 7,84%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 11,59%.
Tính đến ngày 25/10, toàn tỉnh có 762 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký đạt 9.795 tỷ đồng, tăng 13,1% về số doanh nghiệp và tăng 29,5% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2023; có 719 doanh nghiệp thông báo tạm ngừng hoạt động, tăng 12%; và 88 doanh nghiệp giải thể, phá sản, tăng 35,4%.
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam, từ ngày 1/1 đến ngày 30/9, toàn tỉnh thu hút được 59 dự án (tăng 47,5% so với cùng kỳ năm 2023) và thực hiện điều chỉnh tăng, giảm vốn đầu tư 43 dự án (tăng 72%) với tổng vốn đăng ký mới và điều chỉnh là 7.118,1 tỷ đồng (giảm 1%) và 454,1 triệu USD (tăng 21,6%). Trong đó:
Đối với dự án FDI: Thực hiện cấp mới 17 dự án (giảm 29,2%) với tổng số vốn đăng ký là 133,2 triệu USD (giảm 54,2%); thực hiện điều chỉnh tăng vốn đầu tư 26 dự án (tăng 44%) với số vốn tăng là 320,9 triệu USD (tăng 289%) và thu hồi, chấm dứt hoạt động 5 dự án với số vốn đăng ký 19,7 triệu USD;
Đối với dự án trong nước: Thực hiện cấp mới 42 dự án với tổng số vốn đăng ký là 5.944,9 tỷ đồng (tăng 18%); thực hiện điều chỉnh tăng vốn đầu tư 17 dự án (tăng 129%) với số vốn tăng là 1.173,2 tỷ đồng (giảm 45,3%) và thu hồi, chấm dứt hoạt động với 6 dự án với số vốn đăng ký 1.360,6 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Sở Tài chính, thu cân đối ngân sách Nhà nước 10 tháng ước đạt 10.415 tỷ đồng, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước và bằng 64,8% dự toán địa phương. Trong đó, thu nội địa đạt 9.115 tỷ đồng, tăng 8,8% và bằng 63,3%; thu hoạt động xuất, nhập khẩu ước đạt 1.300 tỷ đồng, tăng 16,2% so cùng kỳ và đạt 77,2% dự toán địa phương.
Tổng chi cân đối ngân sách Nhà nước 10 tháng ước thực hiện 8.982,7 tỷ đồng, giảm 9,5% so với cùng kỳ năm trước và bằng 58,1% dự toán địa phương. Trong đó, chi thường xuyên ước thực hiện 6.900 tỷ đồng, tăng 74,6% và bằng 82,5% dự toán địa phương; chi đầu tư phát triển ước thực hiện 1.965 tỷ đồng, giảm 67,1% và bằng 28,9% dự toán địa phương.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 10 ước đạt 4.601,5 tỷ đồng, tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 21,1% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 10 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 43.833,1 tỷ đồng, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 35.771,2 tỷ đồng, tăng 9,9%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 2.549,3 tỷ đồng, tăng 8,6%; doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành ước đạt 1.164,9 tỷ đồng, tăng 180,5%; doanh thu dịch vụ khác ước đạt 4.347,6 tỷ đồng, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong tháng 10, thị trường cung cầu hàng hóa trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định, đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng hóa trong những tháng cuối năm. Giá cả hàng hóa tiếp tục được kiểm soát, tuy còn một số mặt hàng rau củ, giá vẫn giữ ở mức cao so với tháng trước do ảnh hưởng thiệt hại của cơn bão số 3 Yagi.
Giá gas, giá vàng và đồng USD tiếp tục có xu hướng tăng, là những nguyên nhân chính tác động lên chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 tăng 0,46% so với tháng trước, tăng 3,85% so với cùng tháng năm 2023 và tăng 3,26% so vớitháng 12 năm 2023. Bình quân 10 tháng năm 2024, CPI tăng 3,71% so với bình quân cùng kỳ năm 2023.
Chính phủ yêu cầu các cơ quan trực thuộc xây dựng phương án sắp xếp, cơ cấu lại bộ máy theo hướng bộ đa ngành, đa lĩnh vực, giảm tổ chức bên trong.
Trong 10 tháng, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp trên địa bàn (IIP) Vĩnh Phúc tăng 11,15%, thu hút FDI vượt 45,35% kế hoạch giao, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng tăng 10,29%,...
Theo nghị quyết được Thường vụ Quốc hội thông qua sáng 14/11, đến năm 2025, TP Hà Nội giảm 53 và TP HCM giảm 39 đơn vị hành chính cấp xã.
Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính sớm tổng kết, đánh giá, đề xuất ban hành các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền sử dụng đất trong năm 2025, nhất là việc tiếp tục gia hạn thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025.