Dự luật được thông qua với tỷ lệ phiếu áp đảo 366/34. Những điểm chỉnh sửa chính so với bản dự luật trước đó được đệ trình nhưng không thể thông qua bao gồm: cấp ngân sách cho hoạt động của chính phủ đến ngày 14/3/2025, duyệt chi khoản 100 tỷ USD cho cứu trợ thảm họa và 10 tỷ USD trợ giúp kinh tế với nông dân. Dự luật cũng có điều khoản kéo dài thời hạn hiệu lực của Đạo luật Nông trại thêm một năm.
Theo cách tiếp cận mới, các nghị sĩ đảng Cộng hòa cam kết sẽ nâng trần nợ công và cắt giảm chi tiêu chính phủ trong năm 2025, nhưng không đưa vấn đề này ra bỏ phiếu ở thời điểm hiện tại. Trước đó, Tổng thống đắc cử Donald Trump từng yêu cầu các nghị sĩ bỏ phiếu về nâng trần nợ công trước thời điểm ông nhậm chức.
Hạ viện Mỹ tối ngày 19/12 đã bác dự luật ngân sách do đảng Cộng hòa đề xuất và được ông Trump ủng hộ. Có đến 38 nghị sĩ đảng Cộng hòa bỏ phiếu chống, và chỉ có 2 nghị sĩ đảng Dân chủ bỏ phiếu ủng hộ.
Sau khi được Hạ viện thông qua, dự luật sẽ được chuyển lên bỏ phiếu tại Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát trước khi trình lên Tổng thống ký ban hành. Đây sẽ là tiến trình nước rút, bởi nếu ông Biden không ký ban hành muộn nhất là 12:01 sáng ngày 21/12 (giờ Mỹ), chính phủ Liên bang sẽ buộc phải đóng cửa một phần.
Ngày 20/12, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu Olof Gill tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) sẵn sàng thảo luận các vấn đề thương mại, trong đó có năng lượng, với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
Để có thể tiếp tục bảo vệ nền kinh tế khỏi cuộc chiến với Nga, Ukraine cần khắc phục tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng năng lượng, nhân lực và tiền bạc.
Dự thảo Kế hoạch năng lượng chiến lược của Chính phủ Nhật Bản nêu rõ nước này sẽ sử dụng càng nhiều năng lượng tái tạo và năng lượng hạt nhân càng tốt.
Nhờ báo cáo PCEPI thấp hơn dự báo, cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đã đồng loạt tăng hơn 1%. Tuy nhiên, cả ba vẫn kết thúc tuần với kết quả tích cực do ảnh hưởng từ đợt bán tháo ngày 18/12.