Ngày 18/11, hãng hàng không Spirit Airlines của Mỹ - biểu tượng của du lịch hàng không giá rẻ, đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản sau nhiều năm thua lỗ chồng chất, cùng với nỗ lực sáp nhập không thành công và thị hiếu của người tiêu dùng trở nên khắt khe hơn.
Hãng hàng không có trụ sở tại bang Florida, Mỹ, tiết lộ đã đạt được thỏa thuận trị giá 300 triệu USD với các chủ nợ trái phiếu, nhằm tiếp tục duy trì hoạt động trong quá trình phá sản.
Tổng giám đốc điều hành của Spirit, ông Ted Christie, nhấn mạnh rằng hoạt động của hãng sẽ tiếp tục diễn ra bình thường và khách hàng có thể tiếp tục đặt chuyến bay, sử dụng điểm thưởng và đổi vé mà không bị gián đoạn. Dự kiến, hãng sẽ thoát khỏi tình trạng phá sản vào quý đầu tiên của năm sau.
Spirit đã phải vật lộn với nhiều thách thức tài chính trong những năm gần đây, trong đó có việc thu hồi động cơ khiến nhiều máy bay của hãng phải ngừng hoạt động. Giống như nhiều hãng vận tải khác, Spirit cũng phải trải qua tình trạng chi phí tăng mạnh khi ngành hàng không phục hồi sau đại dịch.
Ngoài ra, kế hoạch sáp nhập của Spirit với JetBlue Airways đã thất bại hồi đầu năm nay với lý do chống độc quyền. Vụ sáp nhập trị giá 3,8 tỷ USD này được coi là cách để Spirit cạnh tranh với các đối thủ lớn hơn, nhưng tòa án phán quyết rằng điều này có thể khiến cho giá vé cao hơn và giảm khả năng cạnh tranh.
Cổ phiếu của Spirit đã giảm mạnh hơn 90% vào năm 2024, phản ánh mối lo ngại của các nhà đầu tư về triển vọng tương lai của công ty. Trong nửa đầu năm 2024, Spirit báo cáo khoản lỗ hơn 335 triệu USD, tiếp tục xu hướng thua lỗ kể từ năm 2019.
Để cải thiện tình hình tài chính, hãng đã bán nhiều máy bay, mới đây nhất là thương vụ bán 23 máy bay Airbus cho GA Telesis và thu lại 519 triệu USD. Công ty cũng có kế hoạch cho 330 phi công khác nghỉ phép vào tháng 1 năm sau, sau đó tiếp tục cắt giảm 200 phi công vào tháng 9 như một phần trong nỗ lực giảm chi phí.
Spirit là hãng hàng không lớn đầu tiên của Mỹ nộp đơn xin phá sản theo Chương 11 - khi doanh nghiệp phá sản có thể tái cơ cấu các khoản nợ và vẫn có thể duy trì hoạt động kinh doanh - kể từ American Airlines cách đây 13 năm.
Có nhiều đồn đoán rằng BoJ có thể tăng lãi suất vào tháng 12, trong bối cảnh Thống đốc BoJ khẳng định sẽ tiếp tục tăng lãi suất nếu nền kinh tế và giá cả diễn biến theo kỳ vọng.
Các thị trường mới nổi, bao gồm Việt Nam, có cơ hội thu hút dòng vốn từ Trung Quốc, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc đối với các dự án xanh, để hỗ trợ cho các nước này chuyển sang nền kinh tế xanh.
Các nước châu Âu tỏ ra cởi mở hơn với phương án chấm dứt xung đột Nga - Ukraine thông qua đàm phán trong bối cảnh Ukraine gặp bất lợi trên chiến trường.
Khi các doanh nhân thế hệ đầu tiên của Trung Quốc bước vào tuổi xế chiều, doanh nghiệp của họ phải vật lộn với những câu hỏi phức tạp về người kế nhiệm và môi trường kinh doanh mới.