Hiệp hội Thép Trung Quốc đề xuất đưa phế liệu thép vào danh mục tài nguyên chiến lược

Hiệp hội Thép Trung Quốc đề xuất đưa phế liệu thép vào danh mục tài nguyên chiến lược, nhằm thúc đẩy tái chế và phát triển ngành thép thân thiện môi trường.

Hiệp hội Sắt Thép Trung Quốc (CISA) mới đây đã đề xuất Chính phủ bổ sung phế liệu thép vào danh mục các tài nguyên có tầm quan trọng chiến lược, trong bối cảnh ngành công nghiệp thép nước này chuyển hướng sang phát triển xanh và phát thải thấp, theo công ty tư vấn GMK Center.

Đề xuất này được đưa ra tại hội nghị về phát triển xanh và carbon thấp của ngành thép Trung Quốc, tổ chức vào cuối tháng 6 vừa rồi.

Theo CISA, mức độ quản lý và sử dụng phế liệu hiện nay chưa tương xứng với vai trò ngày càng quan trọng của nguyên liệu này trong nền kinh tế tương lai của Trung Quốc. Do đó, hiệp hội đề nghị đưa phế liệu thép vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm tới.

Bên cạnh đó, CISA khuyến nghị đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, phân vùng và tiêu chuẩn hóa ngành xử lý phế liệu, đồng thời xây dựng hệ thống xử lý, phân loại, tinh chế và phân phối phù hợp với cấu trúc của ngành luyện kim trong nước. Hiệp hội cũng đề xuất làm rõ cách hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong xử lý phế liệu thép.

Ngoài ra, hiệp hội cũng đề xuất nghiên cứu chính sách ưu đãi thuế VAT đối với nguyên liệu thép đã qua chế biến được nhập khẩu, đồng thời nâng tỷ lệ hoàn thuế cho các vật liệu dùng trong lò luyện thép.

Theo thông tin từ GMK Center, từ tháng 8 tới, Chính phủ Trung Quốc sẽ nới lỏng các quy định nhập khẩu phế liệu, cho phép nhập cả phần dư thừa từ tái chế pin, gọi là “black mass”. Các tiêu chuẩn chất lượng cũng sẽ được điều chỉnh linh hoạt hơn, bao gồm việc chấp nhận phế liệu hỗn hợp.

Theo dự báo của các chuyên gia, động thái nới lỏng nhập khẩu có thể giúp Trung Quốc nâng lượng phế liệu thép nhập khẩu lên hơn 1 triệu tấn mỗi năm. Số lượng tăng vọt so với chưa đến 200.000 tấn trong năm 2024. Dù vẫn còn khiêm tốn so với mức 1,2 tỷ tấn quặng sắt nhập khẩu năm ngoái.

GMK Center nhận định, xu hướng tăng nhập khẩu phế liệu là tín hiệu tích cực, góp phần thúc đẩy sản xuất thép thân thiện hơn với môi trường.

Anh Tuấn
CÙNG CHUYÊN MỤC
VPI dự báo giá xăng đảo chiều tăng nhẹ trong kỳ điều hành 10/7

Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy tại kỳ điều hành ngày 10/7, giá xăng dầu bán lẻ có thể chỉ tăng nhẹ từ 0,1 - 0,6% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Xuất khẩu rau quả phục hồi

Sau thời gian trầm lắng, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã phục hồi mạnh trong tháng 6, với nhiều tín hiệu khởi sắc từ thị trường Mỹ và Đông Bắc Á.

Dự báo giá heo hơi ngày 9/7: Có thể duy trì đà giảm tại một số địa phương

Theo dự báo của các chuyên gia, giá heo hơi tại một số địa phương có thể tiếp đà giảm vào sáng mai do thị trường vẫn đang theo xu hướng đi xuống.

Giá sầu riêng hôm nay 8/7: Trung Quốc duyệt đăng ký xuất khẩu của hơn 110 trang trại sầu riêng Campuchia

Giá sầu riêng hôm nay (8/7) dao động phổ biến trong khoảng 30.000 - 80.000 đồng/kg tại hầu hết các vùng trồng chính trên cả nước. Trong khi đó, Campuchia đã chính thức có thể xuất khẩu sầu riêng tươi sang thị trường Trung Quốc.

QUẢNG CÁO
QUẢNG CÁO