Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 8% năm nay, các doanh nghiệp, chuyên gia đã cùng đóng góp ý kiến tại Diễn đàn Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2025 (VEGF) với chủ đề “Các giải pháp chiến lược & thực tiễn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao & bền vững trong bối cảnh mới”, diễn ra chiều 8/7.
Theo số liệu từ Cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2025, tăng trưởng GDP đạt 7,52% - mức cao nhất trong vòng 15 năm qua. nhiều chỉ tiêu, chỉ số về sản xuất kinh doanh, ngân sách nhà nước tốt hơn qua từng tháng, từng quý; tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn.
Đây là những cơ sở quan trọng, tạo động lực thúc đẩy hoàn thành mục tiêu tăng trưởng trên 8% năm 2025 và tạo đà phấn đầu đạt tăng trưởng “hai con số” trong giai đoạn tới.
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại Diễn đàn tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2025. (Ảnh: H.A).
Phát biểu khai mạc, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng, cho biết theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, Việt Nam đang đi ngược xu hướng của thế giới khi Việt Nam vẫn duy trì được đà tăng trưởng mạnh mẽ trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, bối cảnh kinh tế cũng xuất hiện hàng loạt xu hướng mới tạo ra các thách thức, đó là: Sự bất định khi các cú sốc và biến động địa chính trị, địa kinh tế ngày càng thường xuyên, đa chiều hơn; khoa học công nghệ đang thay đổi căn bản cấu trúc của nền kinh tế và định hình lại chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng toàn cầu; tác động của phân tách, phân mảnh kinh tế,...
Với một nền kinh tế có độ mở lớn, Việt Nam đang chịu tác động mạnh từ bối cảnh quốc tế diễn biến ngày càng phức tạp, đan xen với các thách thức nội tại của kinh tế trong nước.
Để vượt qua những thách thức và làm mới các động lực tăng trưởng trong giai đoạn phát triển mới, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng chỉ ra một số giải pháp.
Đầu tiên là phải tiếp tục hoàn thiện thể chế, đổi mới công tác xây dựng và thực thi pháp luật theo hướng minh bạch, ổn định và tiệm cận các chuẩn mực quốc tế. Thời gian qua, nước ta đã tập trung giải quyết được một số “điểm nghẽn” về thể chế, tăng cường phân cấp, phân quyền, cải cách TTHC, phân định rõ thẩm quyền giữa chính quyền các cấp trong nhiều lĩnh vực phù hợp với cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy.
Phó Thủ tướng cho rằng cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật trong các lĩnh vực trọng yếu như: Đất đai, khoáng sản, quy hoạch… Đồng thời, ưu tiên tập trung tháo gỡ ngay khó khăn, vướng mắc của hơn 2.887 dự án với quy mô vốn hơn 235 tỷ USD và diện tích đất khoảng 347 nghìn ha để khơi thông nguồn lực cho phát triển.
Ngoài ra , huy động tối đa mọi nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, lấy đầu tư công để “dẫn dắt”, là “vốn mồi” để huy động đầu tư của khu vực kinh tế ngoài nhà nước.
Trong đó, tập trung phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; phấn đấu sớm hoàn thành các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia; đồng bộ, đa dạng hoá các loại hình nguồn điện với cơ cấu hợp lý, bảo đảm an toàn hệ thống, giá thành hợp lý; phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch phù hợp với điều kiện, trình độ phát triển kinh tế trong từng thời kỳ.
Cùng với đó là tận dụng lợi thế từ không gian phát triển mới, thông qua việc sáp nhập các địa phương và mô hình chính quyền 2 cấp.
Đồng thời, khai thác tiềm năng từ các động lực tăng trưởng mới như khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, AI, bán dẫn, công nghệ lượng tử…
Phó Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh đến việc phát triển các mô hình kinh tế mới như khu Thương mại tự do, Trung tâm tài chính, gắn với đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và kết nối mạng lưới nhân tài trong và ngoài nước.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh cần xác định đây là những động lực chính để tái cấu trúc nền kinh tế, xác lập mô hình tăng trưởng mới, thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, tạo sự chuyển biến về chất trong giai đoạn phát triển mới. Đồng thời, cần hỗ trợ phát triển và kết nối các khu vực kinh tế: nhà nước, tư nhân và FDI để tạo ra “sức mạnh tổng hợp” cho nền kinh tế quốc dân.
Còn theo ông Trần Lưu Quang, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Chính sách, Chiến lược Trung ương, trong quá trình soạn thảo đề án với chủ đề: "Các giải pháp chiến lược thúc đẩy tăng trưởng hai con số trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam" để trình Bộ Chính trị và Ban Bí thư, Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương sẽ áp dụng một cách tiếp cận ngược nhằm đảm bảo lắng nghe tiếng nói của mọi thành phần của nền kinh tế.
Trưởng Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương cho biết, Đảng và Nhà nước, để thực hiện mục tiêu vươn mình của dân tộc và đẩy mạnh phát triển kinh tế, cho đến nay đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, có tính chất cách mạng đem lại sự hào hứng và tự tin cho xã hội.
"Đã có sự thay đổi trong nhiều lĩnh vực, chủ trương đường lối, trong cách làm, tư duy mới, cách tiếp cận mới như việc thu gọn bộ máy, sắp xếp lại đơn vị hành chính, một số nghị quyết có tính chất chiến lược, mở đường cho một giai đoạn phát triển mới của đất nước", ông Quang nói.
Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (12/7/1995 – 12/7/2025), Việt Nam và Hoa Kỳ đã mở ra một chương mới, mang ý nghĩa lịch sử trong quan hệ hai nước. Đặc biệt, từ khi nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vào tháng 9/2023, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có thêm nhiều bước hợp tác và phát triển mới. Đây cũng là nền tảng để thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ sớm đạt mốc 200 tỷ USD trong thời gian tới.
Các hộ kinh doanh có doanh thu khoán thay đổi trên 50% sẽ thông báo với cơ quan thuế để được điều chỉnh mức khoán cho thời gian còn lại trong năm, và không bị truy thu, theo đại diện Thuế Hà Nội.
Tỉnh Đồng Tháp dự kiến đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng phát triển 12 cảng biển, nâng cấp luồng tuyến, hướng đến năm 2030 có thể đón tàu trọng tải 70.000 tấn hoặc lớn hơn.
UOB cho rằng, giai đoạn căng thẳng nhất đã qua, điễn biến mới nhất trong đàm phán thương mại với Mỹ đang cho thấy tín hiệu tích cực đối với Việt Nam. Ngân hàng này cũng nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2025 thêm 0,9 điểm %, lên mức 6,9%.