CTCP Tập đoàn Hoa Sen (Mã: HSG) vừa công bố BCTC hợp nhất quý II/2025 (1/1 - 31/3/2025) với doanh thu thuần đạt 8.452 tỷ đồng và lãi sau thuế 205 tỷ đồng, lần lượt giảm 9% và 36% so với cùng kỳ.
Biên lãi gộp đạt hơn 12,7%, tiếp tục đà tăng từ quý IV/2024 và tăng nhẹ so với cùng kỳ. Công ty còn ghi nhận gần 120 tỷ đồng tiền lãi chênh lệch tỷ giá từ hoạt động xuất khẩu, được hạch toán vào doanh thu tài chính.
Lũy kế hai quý đầu năm (1/10/2024 - 31/3/2025), Hoa Sen đạt gần 19.674 tỷ đồng doanh thu thuần và 371 tỷ đồng lãi sau thuế, tăng 2% về doanh thu nhưng giảm 12% so với cùng kỳ. Biên lãi gộp đạt 12,2%. Kết quả này cao hơn số liệu ước tính được ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT, công bố tại ĐHĐCĐ thường niên 2025 diễn ra vào giữa tháng 3 vừa qua.
Ngoài ra, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh có sự cải thiện đáng kể từ mức âm hơn 3.400 tỷ ở cùng kỳ sang dương hơn 2.000 tỷ trong hai quý đầu năm 2025.
Năm nay, Hoa Sen đưa ra hai kịch bản kinh doanh. Ở kịch bản thứ nhất, doanh thu thuần 35.000 tỷ và lãi sau thuế hợp nhất 400 tỷ. Ở kịch bản thứ hai, doanh thu thuần 38.000 tỷ và lãi sau thuế hợp nhất 500 tỷ.
Như vậy sau hai quý, Hoa Sen thực hiện được hơn 53% kế hoạch doanh thu và 93% kế hoạch lợi nhuận đối với kịch bản thứ nhất; thực hiện được 49% kế hoạch doanh thu và 74% kế hoạch lợi nhuận đối với kịch bản thứ hai.
Theo thông tin từ Tập đoàn Hoa Sen, sản lượng trong quý II đạt 432.919 tấn, sản lượng lũy kế 6 tháng đạt 946.648 tấn, tương đương gần một nửa kế hoạch năm.
Đối với hoạt động xuất khẩu, ngành thép Việt Nam chịu tác động từ các cuộc khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại của các quốc gia, gần đây nhất là cuộc điều tra chống bán phá giá của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) khởi xướng từ tháng 9/2024 đối với sản phẩm tôn thép mạ kẽm, mạ lạnh và mạ màu xuất khẩu từ Việt Nam.
Do tâm lý thận trọng của khách hàng, hoạt động xuất khẩu sang Mỹ của Hoa Sen đã tạm gián đoạn từ tháng 9/2024 đến nay. Tuy nhiên, công ty vẫn tiếp tục tận dụng những lợi thế cạnh tranh cốt lõi để tìm kiếm, mở rộng sang các thị trường mới.
Tính đến hết ngày 31/3, tổng tài sản của công ty xấp xỉ 17.550 tỷ đồng, trong đó tồn kho hơn 8.200 tỷ, phải thu ngắn hạn gần 2.100 tỷ, tiền mặt và tiền gửi ngân hàng còn khoảng 400 tỷ.
Thuyết minh các khoản phải thu cho thấy, công ty đã tạm ứng gần 167 tỷ đồng để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Tổng nợ phải trả ghi nhận gần 6.240 tỷ đồng. Trong đó, tổng dư nợ vay còn hơn 3.530 tỷ đồng, đã giảm hơn 1.830 tỷ dư nợ tại Vietcombank chi nhánh Nam Bình Dương và VietinBank chi nhánh Khu công nghiệp Bình Dương, tất toán khoản vay 53 tỷ tại Ngân hàng TNHH MTV United Overseas Bank (Việt Nam). Ngược lại, công ty phát sinh khoản vay mới trị giá gần 300 tỷ đồng tại HSBC (Việt Nam).
Theo dữ liệu của Wichart, tính tới sáng 23/4 đã có khoảng 470 doanh nghiệp trên ba sàn (HOSE, HNX, UPCoM) công bố báo cáo tài chính quý I.
Lãnh đạo Lọc hoá dầu Bình Sơn cho biết trong giai đoạn tới, công ty sẽ đi làm việc trực tiếp với các nhà đầu tư có tiềm năng về dầu thô, tài chính để mời tham gia vừa đầu tư, thu xếp tài chính vừa cung cấp dầu thô cho dự án nâng cấp và các dự án khác trong tương lai.
Trong năm 2024, LDG ghi nhận mức lỗ kỷ lục hơn 1.500 tỷ, tăng lỗ gần 728 tỷ đồng so với báo cáo tự lập và lỗ lũy kế gần 1.390 tỷ đồng, tính đến cuối năm 2024.
Trước những phát sinh thực tế nằm ngoài khả năng kiểm soát, Vietjet vừa có văn bản đề nghị CTCP phục vụ mặt đất Sài Gòn (SAGS) cung cấp dịch vụ phục vụ mặt đất tại sân bay Tân Sơn Nhất thêm một tháng.