Từ trái sang: Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Zoom News).
Giới chức Ấn Độ cho biết các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ vẫn đang diễn ra đúng hướng. Nhưng hiện đã có một số dấu hiệu cho thấy New Delhi đang áp dụng cách tiếp cận cứng rắn hơn khi đàm phán, sau khi Trung Quốc không chịu nhượng bộ trước những lời đe dọa của Tổng thống Donald Trump mà vẫn đạt được thỏa thuận khá thành công.
Nguồn tin của tờ Bloomberg cho hay các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Ấn Độ đang diễn ra suôn sẻ và thoả thuận đầu tiên dự kiến sẽ hoàn tất vào mùa thu.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ liệu Ấn Độ có thể đạt được thỏa thuận tạm thời vào đầu tháng 7 - khi các mức thuế quan đối ứng của ông Trump có hiệu lực trở lại hay không.
Hôm 12/5, Ấn Độ đe dọa sẽ áp thuế quan lên Mỹ để đáp trả mức thuế ông Trump đánh vào nhôm và thép. Rất có thể đây là một chiến thuật đàm phán của New Delhi. Cuối tuần này, một phái đoàn cấp cao do Bộ trưởng Bộ Thương mại Ấn Độ dẫn đầu sẽ tới Mỹ để thảo luận về thương mại.
Động thái trên cho thấy Ấn Độ đang chuyển sang cách tiếp cận cứng rắn hơn khi đàm phán với Mỹ. Để so sánh thì từ đầu năm nay, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã nỗ lực xoa dịu Nhà Trắng, đưa ra một loạt nhượng bộ về nhiều vấn đề, từ thương mại cho đến nhập cư.
Ông Biswajit Dhar, Giáo sư tại Hội đồng Phát triển Xã hội ở New Delhi, nói cho tới nay Mỹ đã “tự định đoạt các điều khoản với Ấn Độ”. Đề xuất áp thuế trả đũa là dấu hiệu đầu tiên cho thấy Ấn Độ sẵn sàng “chơi rắn”.
Thuế quan ông Trump đánh vào nhôm thép nhập khẩu đã có hiệu lực từ tháng 3. Ấn Độ không cho biết lý do họ chọn đáp trả trong tuần này. Tuy nhiên, động thái đó diễn ra chỉ vài giờ sau khi Mỹ thông báo giảm mạnh thuế quan với hàng hóa Trung Quốc.
Thỏa thuận đình chiến thương mại trong vòng 90 ngày được coi là bằng chứng cho thấy chiến lược đàm phán cứng rắn của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có hiệu quả.
Giáo sư Dhar nhận xét: “Việc Trung Quốc buộc Mỹ phải thực hiện một thỏa thuận cho thấy Ấn Độ cần tỏ ra mạnh mẽ hơn, thể hiện bản lĩnh của mình”.
Các nhà phân tích sẽ theo dõi liệu New Delhi có duy trì lập trường cứng rắn với Washington hay không khi Bộ trưởng Bộ Thương mại Piyush Goyal tới Mỹ để đàm phán trong ba ngày 17 - 20/5. Giới chức Ấn Độ cho biết đề xuất áp thuế quan trả đũa sẽ là một phần của các cuộc đàm phán.
Bà Priyanka Kishore, nhà sáng lập công ty tư vấn Asia Decoded, cho biết: “Người dân Ấn Độ ngày càng nghĩ rằng chính phủ đang nhượng bộ quá nhiều với Mỹ khi đàm phán thương mại. Có thể Ấn Độ sẽ tận dụng cơ hội này để khẳng định lại vị thế đối tác thương mại bình đẳng với Mỹ”.
Việc ông Trump liên tục khẳng định ông đã làm trung gian cho thỏa thuận ngừng bắn giữa Ấn Độ và Pakistan có thể sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến chuyến công du của Bộ trưởng Goyal.
Vào ngày 13/5, chủ nhân Nhà Trắng một lần nữa nói rằng ông đã tích cực sử dụng “thỏa thuận thương mại” để giải quyết xung đột giữa hai quốc gia Nam Á, dù chỉ vài giờ trước đó New Delhi khẳng định thương mại không hề được đề cập khi đàm phán về lệnh ngừng bắn.
Chuyên gia dự đoán khoáng sản sẽ trở thành một phần quan trọng trong các cuộc đàm phán và thỏa thuận toàn cầu, tương tự như thỏa thuận về tài nguyên mà Mỹ ký kết với Ukraine hồi đầu tháng 5.
Thoả thuận bán máy bay mới có thể đem lại cú hích cho Boeing sau nhiều năm ngụp lặn trong bê bối và thua lỗ.
Trung Quốc tiếp tục có động thái xuống thang căng thẳng thương mại với Mỹ.
S&P 500 đã tăng phiên thứ ba liên tiếp trong tuần này nhờ động lực từ cuộc đàm phán thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như tin tức về cổ phiếu bán dẫn.