Theo báo từ Ngân hàng HSBC, trong bối cảnh xu hướng phòng vệ thương mại ngày càng gia tăng trên thế giới, ASEAN sẽ là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong vòng 5 năm tiếp theo.
Khi những căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc dâng cao trong giai đoạn 2018 - 2019, các nhà đầu tư nước ngoài nương náu vào sự trung lập và cơ chế thương mại tự do của ASEAN. FDI tăng vọt khi các chuỗi cung ứng dịch chuyển về khu vực này để tránh kiểm soát thương mại. Cuối cùng thì khu vực này đã vượt qua Trung Quốc để trở thành điểm tiếp nhận FDI lớn nhất châu Á.
Thành lập năm 1967 như một diễn đàn văn hóa nhưng kể từ 1992, các nền kinh tế ASEAN đã dần dần gỡ bỏ rào cản thương mại. Tới năm 2010, thương mại nội khối ASEAN đã gần như trở nên không biên giới, khiến khu vực này trở thành cứ điểm hấp dẫn cho sản xuất và thương mại.
Từ một nền kinh tế quy mô 473 tỷ USD vào năm 1992, quy mô của khu vực này đã tăng hơn bảy lần lên 3,63 nghìn tỷ USD. Nền kinh tế ASEAN-6 đã gần như gấp đôi tỷ trọng trong GDP thế giới từ 1,9% vào năm 1992 lên 3,5% năm 2023 và tương lai rất tươi sáng.
Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới của IMF, ASEAN sẽ tăng trưởng bình quân 4,7% trong vòng năm năm tới, khiến khu vực này trở thành một trong những nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Không chỉ liên tục thu hút “miếng bánh” đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất trên thế giới, thị phần toàn cầu của khu vực này cũng đang tăng lên trong nhiều lĩnh vực, từ hàng hóa và dịch vụ quản lý tài sản đến du lịch.
Đây là một trong số ít nền kinh tế lớn có thị phần xuất khẩu toàn cầu gia tăng bất chấp sự mở rộng của nền sản xuất Trung Quốc.
Sự hấp dẫn của ASEAN đã mở rộng ra khỏi phạm vi hàng hóa sản xuất. Khu vực này cũng đã có tầm ảnh hưởng trong cung cấp dịch vụ. Thị phần du khách quốc tế toàn cầu của ASEAN đã tăng từ 4,9% vào năm 2006 lên 8,7% tại thời điểm trước đại dịch và tất cả đều cho thấy tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong thế giới hậu COVID-19.
ASEAN cũng vượt trội trong xuất khẩu dịch vụ với nhiều chuyên gia, nghệ sĩ và các loại hình sáng tạo khác nhằm tận dụng tối đa cơ hội thế giới số mang lại để cạnh tranh trên trường quốc tế. Chính trong lĩnh vực này, ASEAN đã tăng gấp đôi thị phần toàn cầu kể từ 2005.
Về xuất khẩu, ASEAN đã gia tăng thị phần toàn cầu trong xuất khẩu hàng hóa từ 6,1% trong năm 2005 lên 7,4% trong năm 2023.
Thị phần xuất khẩu hàng hóa toàn cầu của ASEAN không tăng mạnh như Trung Quốc nhưng đây là một trong số ít nền kinh tế trên thế giới không bị mất thị phần trước nền sản xuất “vi diệu” của Trung Quốc. Thị phần toàn cầu của ASEAN vượt qua cả thị phần của Nhật Bản lẫn Hàn Quốc cộng lại trong năm 2017 và suýt vượt qua cả Mỹ.
Về đầu tư, khi những căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc dâng cao trong giai đoạn 2018-2019, các nhà đầu tư nước ngoài nương náu vào sự trung lập và cơ chế thương mại tự do của ASEAN. FDI tăng vọt khi các chuỗi cung ứng dịch chuyển về khu vực này để tránh kiểm soát thương mại. Cuối cùng thì khu vực này đã vượt qua Trung Quốc để trở thành điểm tiếp nhận FDI lớn nhất châu Á.
Mặc dù, cả khối ASEAN đều được hưởng lợi, những căng thẳng về thương mại đã đẩy Việt Nam lên vị trí cường quốc sản xuất ngày nay. Trong số các nước ASEAN, Việt Nam chứng kiến thị phần xuất khẩu toàn cầu tăng lên nhiều nhất. Thị phần toàn cầu của Indonesia cũng tăng lên trong bối cảnh ngành xe điện nở rộ giúp ngành khai khoáng của nước này vươn lên trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu vật lộn với những rủi ro gia tăng về chủ nghĩa bảo hộ, ASEAN vẫn bền bỉ, kiên cường, dẫn dắt bởi thương mại tự do và đi lại dễ dàng trong nội khối, ASEAN tiếp tục tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường, đón đầu xu hương toàn cầu và trở thành hình mẫu đại diện cho hội nhập kinh tế.
Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi thương mại ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng, theo dự báo của IMF. Với những lợi thế về chi phí và kinh tế ổn định, ASEAN sau đó đã đón đầu làn sóng sản xuất điện tử bằng cách thu hút FDI từ những nền kinh tế đã phát triển như Nhật Bản và Mỹ nhằm mang về công nghệ cần thiết để khởi động sản xuất.
Bộ Tài chính nhận thấy việc thu thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 0,1% trên giá bán từng lần, kể cả trường hợp cá nhân bị lỗ là chưa phù hợp, qua đó đề xuất nghiên cứu phương án có lãi mới nộp thuế.
Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế thu nhập với chuyển nhượng tín chỉ carbon lần đầu cho cá nhân và doanh nghiệp.
Chính sách giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ được thực hiện trong thời gian qua mang lại nhiều tác động tích cực cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy vậy, để đạt hiểu quả cao nhất, các chuyên gia đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc phương án giảm cho tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ.
Theo ông Hồ Quốc Tuấn, sang đến "version 2", rất có thể ASEAN không phải là mục tiêu của ông Trump. Trong năm 2025, rất có thể Ấn Độ mới là điểm sáng đầu tư còn Việt Nam chỉ có thể được hưởng lợi từ cuối năm 2025 trở đi.