Kinh tế Quốc tế 17/01/2023 09:58

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 3% trong năm 2022

Tuy tăng trưởng GDP năm 2022 thấp hơn mục tiêu mà chính phủ Trung Quốc đặt ra hồi đầu năm, các dấu hiệu khởi sắc trong quý IV và tháng 12 đang nhen nhóm những tia hy vọng cho nền kinh tế tỷ dân.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại một hội chợ xuất nhập khẩu tại Thượng Hải vào tháng 11/2021. (Ảnh: Reuters).

Do các hạn chế COVID cản trở hoạt động sản xuất - tiêu dùng nói chung, nền kinh tế Trung Quốc năm 2022 đã tăng trưởng với tốc độ chậm thứ hai kể từ những năm 1970.

Tuy nhiên, dữ liệu khả quan hơn dự kiến của quý IV và tháng 12 vẫn khiến các nhà phân tích và thị trường thêm lạc quan rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang sắp sửa phục hồi.

Cụ thể, số liệu do Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) mới công bố cho thấy GDP của nước này đã tăng 3% trong năm 2022 - cao hơn ước tính trung vị 2,7% của các nhà kinh tế Bloomberg.

Trong quý cuối cùng của năm 2022, Trung Quốc tăng trưởng 2,9% so với cùng kỳ, vượt dự báo 1,6% của các nhà kinh tế.

 

Hồi đầu năm, chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng “khoảng 5,5%”, nhưng các đợt phong toả trên khắp cả nước và việc đột ngột dỡ bỏ chính sách Zero COVID vào tháng 12 đã khiến mục tiêu đó nằm ngoài tầm với của Bắc Kinh. Hoạt động kinh tế diễn ra khá yếu trong tháng 12, mặc dù không tồi tệ như các nhà kinh tế lo ngại.

Chia sẻ với Bloomberg, ông Bruce Pang, kinh tế trưởng của Jones Lang LaSalle tại thị trường Trung Quốc đại lục, Hong Kong và Macau, nhận xét: “Dữ liệu mới cho thấy động lực tăng trưởng của Trung Quốc sẽ mạnh hơn dự kiến trong năm 2023...”

Trung Quốc đã kiên định theo đuổi chiến lược Zero COVID trong hầu hết năm 2022, khiến sản lượng kinh tế trên toàn quốc bị ảnh hưởng.

Từ trung tâm tài chính Thượng Hải, trung tâm công nghệ Thâm Quyến cho đến “thành phố iPhone” Trịnh Châu và trung tâm sản xuất xe hơi Cát Lâm, hoạt động kinh tế đều bị gián đoạn.

Sau đó, việc dỡ bỏ các hạn chế COVID trong tháng 12 đã gây ra nhiều áp lực kinh tế hơn khi số ca bệnh gia tăng. Tuy nhiên, tình hình đã khởi sắc trong những tuần gần đây khi dịch bệnh đã đạt đỉnh, chẳng hạn như ở thủ đô Bắc Kinh.

 

Theo Bloomberg, các nhà kinh tế kỳ vọng nền kinh tế Trung Quốc sẽ phục hồi mạnh mẽ hơn trong những tháng tới, khi chi tiêu của người tiêu dùng tăng lên và cú sốc của thị trường nhà ở giảm bớt.

Ước tính trung vị trong một khảo sát mới đây của Bloomberg cho thấy, tốc độ tăng trưởng của đất nước tỷ dân sẽ tăng tốc lên 4,8% trong năm 2023. Một số ngân hàng lớn như Morgan Stanley, Bank of America và Citigroup kỳ vọng tốc độ tăng trưởng sẽ đạt gần 5,5% hoặc cao hơn.

Các nhà hoạch định chính sách tại Bắc Kinh đã báo hiệu rằng họ sẽ ưu tiên tăng trưởng kinh tế trong năm nay, dự kiến chính phủ sẽ tung ra nhiều biện pháp kích thích tài khoá và tiền tệ hơn. Chìa khoá cho chiến lược của Bắc Kinh là thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư trong nước nhằm vực dậy tăng trưởng.

Chính phủ gần đây cũng đã thực hiện các bước đi mới nhằm nới lỏng quy định đối với lĩnh vực công nghệ và đảo ngược một số biện pháp hạn chế đối với thị trường bất động sản, Bloomberg thông tin thêm.

Hầu hết tỉnh thành lớn của Trung Quốc đều đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2023 từ 5% trở lên. Tháng trước, Bloomberg đưa tin rằng Bắc Kinh đang tranh luận về việc đặt mục tiêu tăng trưởng cả nước khoảng 5%.

Yên Khê
CÙNG CHUYÊN MỤC
Kinh tế Quốc tế 30/06/2025 20:35
Huyền thoại Warren Buffett biết điều gì đó mà những nhà đầu tư khác không biết?

Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett đã bán ròng cổ phiếu trong nhiều quý liên tiếp, nhưng gần đây ông đã nhìn thấy một cơ hội mới.

Kinh tế Quốc tế 30/06/2025 20:00
Ly kỳ câu chuyện của một tỷ phú chứng khoán, tài sản bốc hơi 20 tỷ USD vẫn không ló dạng tại công ty

Đà tăng sốc 82.000% của cổ phiếu công ty y học cổ truyền Regencell Bioscience Holdings khiến nhiều người chú ý. Giữa lúc nghi vấn ngày càng lớn, CEO Regencell vẫn giữ im lặng và cũng ít khi xuất hiện tại văn phòng.

Kinh tế Quốc tế 30/06/2025 14:40
Tín hiệu trái chiều từ ba cường quốc sản xuất châu Á trước cơn bão thuế quan: PMI nước nào ảnh hưởng nặng nhất?

Lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc tiếp tục thu hẹp vào tháng 6, trong khi hoạt động nhà máy của Nhật Bản và Ấn Độ mở rộng.

Kinh tế Quốc tế 30/06/2025 13:40
Đông Á già đi: 'Trung tâm tăng trưởng toàn cầu' dời bước

Do tỷ lệ sinh thấp dẫn đến suy giảm dân số và ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, Đông Á đang bị buộc phải từ bỏ danh xưng “trung tâm tăng trưởng của thế giới” và nhường cho khu vực khác.

QUẢNG CÁO
QUẢNG CÁO