Các công ty hiện duy trì các cơ sở rang xay, đóng gói và giao dịch tại cả Mỹ và Canada để phục vụ khách hàng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, theo những người trong ngành, các mức thuế nhập khẩu tiềm năng từ Mỹ, cũng như bất kỳ biện pháp trả đũa nào từ các nước đối tác, giờ đây sẽ trở thành yếu tố bắt buộc phải cân nhắc trong quá trình quyết định sản xuất cái gì và sản xuất ở đâu.
Trong khi đó, Mexico vẫn là nhà cung cấp thường xuyên cà phê nhân chất lượng cao cho cả Mỹ và Canada, đồng thời là nước xuất khẩu cà phê hòa tan lớn.
“Hoạt động sản xuất và phân phối giữa Mỹ và Canada hiện được triển khai xuyên biên giới, nhằm phục vụ các kênh bán lẻ tại cả hai thị trường,” giám đốc điều hành cấp cao của một trong những công ty cà phê lớn nhất khu vực cho biết.
Ví dụ, Starbucks thực hiện quy trình rang cà phê phục vụ cho hàng trăm cửa hàng tại Canada tại các nhà máy đặt ở Mỹ.
“Khi môi trường chính trị hoặc thuế thay đổi, chúng tôi sẽ tìm cách thích ứng hiệu quả” Giám đốc điều hành Starbucks – ông Brian Niccol – phát biểu tại một cuộc họp với cổ đông vào thứ Tư.
Việc Mỹ hoãn áp thuế 25% đối với phần lớn hàng hóa nhập khẩu từ Canada và Mexico dường như không bao gồm phần lớn các loại cà phê giao dịch trên thị trường, vì sản phẩm này hầu như không được đề cập trong thỏa thuận thương mại USMCA (Hiệp định Mỹ – Mexico – Canada).
“Chúng tôi đã bổ sung một điều khoản trong hợp đồng quy định rằng người mua sẽ chịu trách nhiệm thanh toán mức thuế bổ sung 25% nếu thuế được áp dụng. Hầu hết các nhà giao dịch đều làm vậy,” ông Jeff Bernstein – Giám đốc điều hành của công ty thương mại cà phê RGC có trụ sở tại Quebec (Canada) – cho biết.
“Chẳng hạn, chúng tôi đang xuất khẩu cà phê từ Mexico sang một khách hàng tại Oakland (California), và người này đã đồng ý với điều khoản trên,” ông nói thêm.
Trong vài năm gần đây, Nestlé – tập đoàn Thụy Sĩ – đã đầu tư mạnh mẽ vào hoạt động sản xuất cà phê hòa tan tại Mexico, bao gồm cả một chương trình hỗ trợ hàng nghìn nông dân nhằm tăng sản lượng cà phê robusta – nguyên liệu chính trong sản xuất cà phê hòa tan. Nestlé hiện chưa đưa ra bình luận về vấn đề này.
Ông Bill Murray, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Quốc gia Mỹ, cho rằng cà phê nên được miễn trừ khỏi các mức thuế bổ sung.
“Việc áp thuế lên cà phê sẽ ảnh hưởng đến 3/4 người dân Mỹ. Nhiều người cho rằng xuất khẩu tốt hơn nhập khẩu, nhưng thực tế là Mỹ không thể trồng cà phê,” ông nói.
Ngành cà phê cũng bày tỏ lo ngại về khả năng Mỹ sẽ áp thuế đối với các quốc gia Nam Mỹ – nơi cung cấp phần lớn cà phê nhập khẩu cho Mỹ.
“Trong một bài phát biểu về thuế quan, ông Trump có đề cập đến Brazil – dù chỉ lướt qua. Nhưng điều đó cho thấy Brazil đang nằm trong tầm ngắm,” ông Andre Acosta, Giám đốc khối Giải pháp Hàng hóa khu vực Latinh của công ty môi giới Marex, cho biết.
Brazil hiện là quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới.
Tuần trước, Phó Tổng thống Brazil Geraldo Alckmin đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick, và hai bên đã bắt đầu tiến hành các cuộc tham vấn liên quan đến chính sách thương mại.
Trong ngắn hạn, giá hạt tiêu trong nước sẽ vẫn duy trì ở mức thấp, nhiều nông dân và nhà đầu cơ vẫn đang giữ hàng, chưa vội bán ra với kỳ vọng giá sẽ phục hồi tốt hơn vào quý III và quý IV năm nay.
Giá lúa gạo hôm nay (1/7) đảo chiều tăng 200 – 400 đồng/kg so với ngày hôm qua. Theo ITC, trong 4 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản tăng mạnh gấp 14 lần cùng kỳ năm ngoái.
Trung Quốc, Brazil, Đài Loan và Việt Nam đồng loạt đưa ra biện pháp áp thuế hoặc điều tra chống bán phá giá đối với các sản phẩm thép nhập khẩu trong bối cảnh ngành công nghiệp thép nội địa tại nhiều quốc gia đang chịu áp lực từ thép giá rẻ.
Phiên giao dịch đầu tiên của tháng 7 chứng kiến giá vàng trong nước phục hồi mạnh trên diện rộng. Vàng miếng SJC tái lập mốc trên 120 triệu đồng/lượng sau một phiên đi ngang, trong khi vàng nhẫn trơn và nữ trang cũng tăng đáng kể, có nơi điều chỉnh tới 1 triệu đồng/lượng.