Vĩ Mô 01/08/2023 14:58

Ngành sản xuất của Việt Nam đã có dấu hiệu cho thấy sự ổn định

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam đã tăng lên 48,7 điểm trong tháng 7, so với mức 46,2 điểm của tháng 6.

Trong báo cáo vừa công bố, S&P Global cho biết tháng 7 chứng kiến ngành sản xuất của Việt Nam vẫn nằm trong vùng suy giảm, nhưng đã có những dấu hiệu cho thấy sự ổn định. Sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm giảm chậm hơn, trong khi niềm tin kinh doanh đã tăng. 

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam đã tăng lên 48,7 điểm trong tháng 7, so với mức 46,2 điểm của tháng 6. Tuy nhiên, việc PMI vẫn dưới ngưỡng 50 điểm cho thấy, ngành sản xuất Việt Nam dù có sự phục hồi nhẹ song các điều kiện hoạt động vẫn suy giảm.  

Khảo sát của S&P Global cũng cho biết, trong tháng 7, niềm tin kinh doanh của doanh nghiệp đã tăng lên mức cao của 4 tháng nhưng vẫn tương đối thấp. Các công ty hy vọng nhu cầu khách hàng khi phục hồi sẽ khiến sản lượng tăng trở lại, nhưng vẫn còn những lo ngại về những khó khăn hiện nay trong việc tìm kiếm đơn đặt hàng mới.

 

Theo S&P Global, xu hướng của chỉ số toàn phần phù hợp với một số chỉ số con trong tháng 7 với tốc độ giảm sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm đều là yếu nhất trong các kỳ giảm tương ứng kể từ tháng 3.

Cụ thể, số lượng đơn đặt hàng mới chỉ giảm nhẹ trong tháng 7 khi có các dấu hiệu cho thấy nhu cầu ổn định. Tuy nhiên, các nhà sản xuất cho biết nhu cầu nhìn chung vẫn yếu, đặc biệt là ở các thị trường xuất khẩu. Một số công ty cho biết số lượng đơn đặt hàng mới từ khách hàng châu Âu giảm.
Với số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục giảm, khiến các công ty vẫn phải giảm sản lượng trong tháng 7, mặc dù vấn đề khó khăn do thiếu điện như đã xảy ra trong tháng 6 đã không còn góp phần làm tốc độ suy giảm chậm hơn so với kỳ khảo sát trước. Số lượng đơn đặt hàng mới giảm khiến lượng công việc tồn đọng tiếp tục giảm trong tháng 7 và tốc độ giảm tăng lên so với tháng 6.

Trong khi đó, có những dấu hiệu cho thấy nhu cầu yếu đã góp phần làm tăng lượng hàng tồn kho ngoài dự kiến. Hàng tồn kho thành phẩm tăng lần đầu trong 3 tháng do những khó khăn trong khâu bán sản phẩm, trong khi tồn kho hàng hóa đầu vào tăng lần đầu tiên trong thời gian một năm tính đến thời điểm này khi sản lượng giảm. Tồn kho hàng mua đã tăng mặc dù hoạt động mua hàng giảm tháng thứ 5 liên tiếp. Các nhà sản xuất cũng giảm số lượng việc làm lần thứ năm liên tiếp nhưng tốc độ giảm là nhẹ.

Tình trạng thiếu nhu cầu đầu vào là nhân tố chính giúp thời gian giao hàng của nhà cung cấp tiếp tục rút ngắn đáng kể, trong khi vẫn có những báo cáo cho biết mức độ gián đoạn trong khâu vận chuyển giảm bớt giúp đẩy nhanh việc giao hàng.

Chi phí đầu vào giảm tháng thứ 3 liên tiếp khi các nhà cung cấp sẵn sàng giảm giá trong bối cảnh nhu cầu yếu. Từ đó, các nhà sản xuất Việt Nam đã giảm giá bán hàng trong nỗ lực thúc đẩy nhu cầu, và mức giảm là lớn hơn so với chi phí đầu vào. Mức giảm giá mạnh hầu như ngang bằng với kỳ khảo sát trước. 

 

 

Phân tích về chỉ số PMI của Việt Nam trong tháng 7, ông Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence cho rằng, ngành sản xuất Việt Nam vẫn chịu áp lực khi các công ty tiếp tục khó kiếm được đơn đặt hàng mới và đã phải giảm sản lượng tương ứng. Tuy nhiên, mặc dù sản lượng kỳ này giảm, các công ty vẫn còn tồn kho hàng hóa chưa bán được. Trong khi đó, giá cả tiếp tục giảm, và thời gian giao hàng của nhà cung cấp được rút ngắn khi năng lực sản xuất trong ngành chưa được dùng hết.

"Một điểm tích cực hơn là, có những dấu hiệu cho thấy nhu cầu có thể ổn định khi số lượng đơn đặt hàng mới giảm chậm nhất trong thời gian năm tháng. Các công ty sẽ hy vọng điều này có thể giúp số lượng đơn đặt hàng tăng trở lại trong những tháng tới", ông nói.

 

Anh Đào
CÙNG CHUYÊN MỤC
Vĩ Mô 13/10/2024 15:10
Việt Nam trong bản đồ chuỗi cung ứng: Để đón sóng đầu tư bền vững

Xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu đang mở ra cơ hội lớn để Việt Nam tham gia sâu hơn vào các mạng lưới sản xuất quốc tế. Tuy nhiên, cùng với triển vọng mở rộng thị trường là thách thức từ căng thẳng thương mại, thực trạng biến đổi khí hậu đi kèm thiên tai, bão lũ và các yêu cầu về giảm phát thải carbon.

Vĩ Mô 13/10/2024 14:24
Việt Nam - Trung Quốc trao 10 văn kiện hợp tác quan trọng: Xây dựng đường sắt, thanh toán QR xuyên biên giới

Trưa 13/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã chứng kiến lễ trao 10 văn kiện hợp tác giữa các đơn vị của Việt Nam và Trung Quốc về việc hợp tác xây dựng đường sắt kết nối, giáo dục đào tạo hay thanh toán QR giữa hai quốc gia...

Vĩ Mô 13/10/2024 14:09
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường thăm chính thức Việt Nam ngày 12-14/10.

Vĩ Mô 13/10/2024 10:47
'Giá điện tăng 10% sẽ tác động làm tăng CPI 0,33 điểm %'

Theo bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê Giá, Tổng cục Thống kê, mặc dù trong 9 tháng đầu năm lạm phát được kiểm soát ở mức khá thấp song có rất nhiều rủi ro làm tăng CPI trong các tháng cuối năm. Trong đó, nếu giá điện tăng 10% sẽ tác động làm tăng CPI 0,33 điểm %.

QUẢNG CÁO
QUẢNG CÁO