Ngành thép Trung Quốc ghi nhận tình trạng thua lỗ trong hầu hết các tháng năm 2024. Mặc dù nhu cầu từ quá trình chuyển đổi năng lượng và lĩnh vực sản xuất có dấu hiệu tăng trưởng, nhưng vẫn không đủ để bù đắp cho sự suy yếu của lĩnh vực bất động sản, theo công ty nghiên cứuWood Mackenzie.
Ngành công nghiệp thép với sản lượng hàng tỷ tấn này đang đối mặt với nguy cơ tái cơ cấu khi hàng rào thương mại được thiết lập khắp các biên giới. Công suất dư thừa hiện tại hơn 50 triệu tấn dự kiến sẽ tăng lên 250 triệu tấn trong vòng 10 năm tới.
Giữa tình hình đó, vấn đề carbon dường như đã bị lãng quên phần nào. Đây là một vấn đề lớn bởi ngành thép Trung Quốc phát thải tới 2,2 gigaton carbon, biến đây trở thành một trong những ngành công nghiệp phát thải carbon nhiều nhất.
Chuyển đổi sang sản xuất thép xanh là một thách thức lớn do quy mô khổng lồ, hệ thống lò cao còn non trẻ và phân mảnh của Trung Quốc với 200 công ty, 360 nhà máy và tuổi thọ trung bình của lò cao chỉ là 12 năm. Hơn nữa, chỉ 30-40% sản lượng thép của Trung Quốc nằm gần các nguồn năng lượng xanh, khiến việc chuyển đổi trở nên phức tạp.
Tiến bộ trong sản xuất thép xanh ở Trung Quốc còn rất hạn chế. Trong số hơn 250 dự án thép xanh được công bố trên toàn thế giới, chỉ 15% tập trung ở Trung Quốc. Hơn nữa, phần lớn các dự án này có tiềm năng giảm phát thải carbon thấp hơn so với các dự án tương tự trên toàn cầu.
Các rào cản thương mại đưa vấn đề dư thừa công suất của thép quay trở lại và ký ức năm 2015 trở về.
Theo đánh giá củaWood Mackenzie, sau khi đạt đỉnh 110 triệu tấn vào năm 2024, xuất khẩu thép của Trung Quốc sẽ mất từ 6-8 quý để trở lại mức bình thường 75 triệu tấn do ảnh hưởng của nhiều rào cản thương mại. Xuất khẩu suy yếu cùng nhu cầu trong nước thấp đã tạo ra vấn đề dư thừa công suất 50 triệu tấn trong ngắn hạn. Khi nhu cầu thép giảm 8% vào năm 2035, công suất dư thừa sẽ tiếp tục tăng lên 250 triệu tấn.
Các lựa chọn để quản lý công suất dư thừa mà không gây tác động lớn đến xã hội là rất hạn chế.
Hiện tại chính phủ Trung Quốc đang khuyến khích việc sáp nhập giữa các công ty thép. Hiện, thị phần của 10 công ty hàng đầu trong sản xuất thép của Trung Quốc chỉ chiếm 44%, còn xa mới đạt mục tiêu hợp nhất 60% vào năm 2025.
10 công ty hàng đầu này có tỷ lệ sử dụng công suất trên 95% trong khi 190 công ty còn lại chỉ đạt 65-70%, khiến chúng trở thành mục tiêu tiềm năng để hợp nhất.
Ngoài ra, còn một vài biện pháp giúp giảm phát thải carbon, đồng thời giảm công suất thép bao gồm loại bỏ các nhà máy phát thải carbon cao; hoán đổi công suất từ lò cao sang lò hồ quang điện (EAF)…
Lò hồ quang điện từ phế liệu (scrap EAF) sẽ là giải pháp lớn nhất của Trung Quốc cho vấn đề carbon. Tuy nhiên, trong 5 năm qua, quá trình này hầu như không tiến triển, với tỷ lệ sản xuất chỉ duy trì ở mức 9-10%. Wood Mackenzie đánh giá mục tiêu tỷ trọng thép sản xuất từ lò EAF là 15% vào năm 2025 và 20% vào năm 2030 hiện nay có vẻ rất xa vời.
Nguồn cung phế liệu hạn chế và chi phí cao của thép EAF là những yếu tố chính cản trở sự phát triển. Ở mức giá hiện tại, giá carbon 60 USD/tấn sẽ giúp thu hẹp khoảng cách chi phí giữa thép EAF và thép lò cao truyền thống (BOF) tại Trung Quốc. Một số chính sách gần đây cho thấy tiến triển tích cực.
Việc tích hợp ngành thép vào thị trường carbon của Trung Quốc là bước đầu tiên. Wood Mackenzie cho rằng việc thành lập Tập đoàn Tái chế Tài nguyên Trung Quốc như một nền tảng quốc gia để tái chế và tái sử dụng tài nguyên là một bước đi đúng hướng. Chuẩn bị trước khi lượng phế liệu lớn đổ vào thị trường sẽ giúp đẩy nhanh quá trình.
Hiện, các nhà máy thép của Trung Quốc vẫn có thể tối ưu hóa lò cao của mình, giúp giảm 20-25% lượng phát thải carbon. Khoảng 3/4 công suất lò cao của Trung Quốc sẽ bước vào giai đoạn “trung niên” vào năm 2030 và cần được đại tu để hoạt động thêm 20 năm nữa. Lúc này, chính phủ và các nhà sản xuất thép sẽ phải đối mặt với lựa chọn khó khăn: cải tạo lò cao và duy trì 34 gigaton phát thải trong hai thập kỷ tới hoặc thay thế bằng EAF và giảm phát thải hai phần ba.
Ngày 8/5, Cục Chăn nuôi và Thú y (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định thư về xuất khẩu tổ yến từ Việt Nam sang Trung Quốc.
Theo dự báo của 8 nhà phân tích và thương nhân, lượng thép xuất khẩu trong quý II từ quốc gia sản xuất và xuất khẩu thép lớn nhất thế giới có thể giảm tới 20% so với quý I.
Theo dự báo của các chuyên gia, giá heo hơi có thể duy trì đi ngang ở một số địa phương trong sáng mai.
Citi vừa hạ dự báo giá dầu Brent do kỳ vọng về khả năng Mỹ và Iran đạt thỏa thuận hạt nhân. Ngân hàng này cảnh báo giá có thể giảm sâu hơn nếu nguồn cung tăng, nhưng cũng không loại trừ khả năng tăng trở lại nếu đàm phán thất bại, theo Reutes.