Dữ liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố mới đây cho thấy, trong tháng 10 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) đã mua dầu từ Nga với tổng trị giá 687,5 triệu euro (khoảng 735,6 triệu USD), mức cao nhất kể từ tháng 2 năm nay.
Như vậy, xuất khẩu dầu của Nga sang các nước EU trong tháng 10 đã tăng hơn 30% so với tháng 9. Điều này chủ yếu là do xuất khẩu sang Cộng hòa Séc tăng gấp đôi - lên 185,9 triệu euro từ mức 91,3 triệu euro một tháng trước đó. Nguồn cung sang Hungary cũng tăng đáng kể - gấp 1,5 lần, lên 233 triệu euro. Ngoài ra, Hà Lan tăng nhẹ nhập khẩu dầu từ Nga lên 60,7 triệu euro từ mức 40,5 triệu euro một tháng trước đó.
Tuy nhiên, ngược lại, Slovakia trong tháng 10 đã giảm 8% lượng dầu mua của Nga với 207,9 triệu euro.
Lệnh trừng phạt của phương Tây có hiệu lực vào tháng 12/2022, theo đó cấm các nước EU nhập khẩu dầu từ Nga bằng đường biển. Các trường hợp ngoại lệ được áp dụng đối với nguồn cung cấp qua đường ống Druzhba vì một số quốc gia không giáp biển sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn cung thay thế.
Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (SPS Việt Nam) vừa có văn bản gửi Cục Bảo vệ thực vật, Hiệp hội Rau quả Việt Nam về việc sửa đổi Quy định (EU) 2019/1793 về tạm thời tăng cường kiểm soát chính thức và các biện pháp khẩn cấp quản lý việc đưa một số hàng hóa nhất định từ một số nước thứ ba vào EU.
Tính tới cuối tháng 11, Việt Nam chi 1,4 tỷ USD để nhập hơn 5,3 triệu tấn lúa mì, theo Tổng cục Hải quan.
Giá tiêu hôm nay (22/12) giảm nhẹ 900 – 1.000 đồng/kg tại khu vực Tây Nguyên và ổn định tại Đông Nam Bộ. Kết quả là, giá tiêu trong nước đã giảm tổng cộng 500 – 1.000 đồng/kg so với tuần trước. Ngược lại, giá tiêu xuất khẩu tăng 100 – 200 USD/tấn.
Giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua có sự giảm nhẹ. Giá gạo xuất khẩu cũng giảm, có thời điểm gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức dưới 500 USD/tấn.