Giá gạo tăng vọt – một phần do thời tiết nắng nóng khắc nghiệt gây thiệt hại mùa màng và nhu cầu gia tăng từ ngành du lịch bùng nổ – đã trở thành mối lo lớn đối với người dân Nhật cũng như chính phủ, nhất là trong bối cảnh cuộc bầu cử Thượng viện dự kiến diễn ra vào tháng 7 tới.
Chính phủ đã bắt đầu tung gạo từ nguồn dự trữ ra thị trường từ tháng 3, nhưng giá tại siêu thị vẫn chưa có dấu hiệu giảm.
"Đợt tăng giá bất thường mà chúng ta đang chứng kiến có thể đẩy nhanh xu hướng rời bỏ gạo sản xuất trong nước," ông Shinjiro Koizumi – tân Bộ trưởng Nông nghiệp – phát biểu trong buổi họp báo.
"Hiện tại, một số siêu thị đã bắt đầu trực tiếp mua gạo từ Mỹ dù phải chịu thuế nhập khẩu… Chúng ta cần chấm dứt tình trạng bất thường này càng nhanh càng tốt."
Nhật Bản vốn từ lâu có chính sách hạn chế nhập khẩu gạo nhằm đảm bảo tự cung tự cấp đối với loại lương thực thiết yếu nhất và bảo hộ nông dân trong nước bằng hàng rào thuế quan cao.
Ông Koizumi – con trai của cựu Thủ tướng Junichiro Koizumi – chỉ vừa nhậm chức cách đây hai ngày. Người tiền nhiệm là ông Taku Eto đã phải từ chức sau khi khiến dư luận phẫn nộ vì tuyên bố rằng ông chưa bao giờ phải mua gạo do thường được người ủng hộ tặng.
Ông Koizumi cho biết ông đặt mục tiêu đưa gạo dự trữ lên kệ siêu thị với giá dưới 3.000 yên (khoảng 21 USD) cho mỗi bao 5 kg từ đầu tháng 6. Trong khi đó, giá trung bình trong tuần kết thúc vào ngày 11/5 là 4.268 yên – gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo số liệu CPI công bố hôm thứ Sáu, giá gạo tăng mạnh đã góp phần đẩy lạm phát thực phẩm tại Nhật Bản lên mức 7% trong tháng 4, từ mức 6,2% của tháng 3.
Ông Koizumi cũng đã có cuộc gặp với CEO của Tập đoàn Rakuten – ông Hiroshi Mikitani – người khẳng định tập đoàn thương mại điện tử này sẵn sàng hỗ trợ nỗ lực bình ổn giá của chính phủ.
Ngay sau khi nhậm chức, ông Koizumi đã ra lệnh dừng phương thức đấu giá khi tung gạo dự trữ ra thị trường, thay vào đó là bán theo hình thức hợp đồng linh hoạt.
Chính phủ đã bắt đầu tung gạo từ nguồn dự trữ khẩn cấp từ tháng 3 thông qua hai phiên đấu giá với tổng lượng gạo là 210.000 tấn. Tuy nhiên, đến cuối tháng 4, mới chỉ khoảng 7% lượng gạo này đến được các nhà bán lẻ, nguyên nhân do quy trình xử lý và phân phối phức tạp, mất thời gian.
Ông Koizumi cho biết Bộ Nông nghiệp sẽ công bố khung chính sách cơ bản cho cơ chế phân phối mới trong tuần tới. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều câu hỏi xoay quanh việc chính phủ sẽ lựa chọn bán cho ai và với giá nào. Theo kế hoạch hiện tại, Nhật Bản sẽ tung ra thị trường 100.000 tấn gạo mỗi tháng từ nay đến hết tháng 7.
Hội thảo Khoa học ‘Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế’ do Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam chủ trì, Tạp chí Điện tử Doanh nhân Việt Nam tổ chức. Hội thảo khoa học sẽ diễn ra vào lúc 8h00 ngày 26/05/2025, tại Khách sạn Thắng Lợi, 200 Yên Phụ, TP Hà Nội.
Hội thảo có sự hiện diện và tham gia thảo luận của đại diện một số cơ quan Đảng, bộ, ngành, các chuyên gia kinh tế đầu ngành, đại diện Hội và hiệp hội, đại diện ngân hàng, doanh nhân tư nhân…
Bên cạnh các bài tham luận riêng từ đại diện cơ quan Đảng, các chuyên gia và đại diện hiệp hội, … Hội thảo cũng tập trung thảo luận các nhóm vấn đề chính như cơ hội, tiềm năng, thách thức của kinh tế tư nhân trong sứ mệnh một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, cũng như việc thể chế hóa đầy đủ và khoa học Nghị quyết 68/NQ-TW vào thực tiễn trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm nay giảm tới 33% so với cùng kỳ, chỉ đạt gần 778 triệu USD. Nguyên nhân một phần do các lô hàng sầu riêng bị siết kiểm tra chất lượng, đặc biệt liên quan đến dư lượng cadmium và chất vàng O.
Nhiều đại biểu lo lắng khi hàng giả tăng và len lỏi khắp nơi, từ chợ truyền thống, sàn bán online đến các nền tảng xã hội, nhưng không rõ trách nhiệm cơ quan quản lý.
Nhiều chuyên gia dự báo giá heo hơi sẽ tiếp tục giữ ổn định trong phiên cuối tuần do tình hình cung cầu vẫn duy trì cân bằng.
Giá sầu riêng hôm nay (23/5) tương đối ổn định tại các vựa thu mua trên cả nước. Trong khi đó, Indonesia đang giải quyết các thách thức về logistics để chuẩn bị xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc.