Phối ảnh dự án Vlasta Thuỷ Nguyên. (Nguồn: vlastathuynguyen.com).
Thông tin từ CTCP Xây dựng CDC, nhà thầu này vừa khởi công gói thầu xây dựng khu nhà ở thấp tầng (233 căn) tại dự án Vlasta Thủy Nguyên do CTCP Union Success Việt Nam làm chủ đầu tư.
Union Success Việt Nam tiền thân là Công ty TNHH Union Success Việt Nam, được thành lập từ năm 2008. Đây là doanh nghiệp chuyên kinh doanh bất động sản, hiện có trụ sở tại xã Tân Dương, Thủy Nguyên, Hải Phòng.
Năm 2019, CTCP Đầu tư Văn Phú Invest (mã: VPI) đã chi gần 49 tỷ đồng để mua cổ phần của Union Success Việt Nam. Tính đến 31/12/2020, Văn Phú nắm 70% tỷ lệ sở hữu tại Union Success Việt Nam.
Vào tháng 3/2022, Văn Phú thông qua công ty con là Công ty TNHH MTV Đầu tư Văn Phú - Giảng Võ đã nhận chuyển nhượng 4,5 triệu cổ phần của Union Success Việt Nam, tương đương 25% vốn điều lệ với tổng giá trị hơn 239 tỷ đồng. Qua đó, nâng tỷ lệ sở hữu tại Union Success Việt Nam từ 70% lên 95%.
Về dự án Thuỷ Nguyên, Văn Phú cho biết Vlasta Thuỷ Nguyên có tên pháp lý là Trung tâm thương mại, văn phòng, chung cư, biệt thự cao cấp bán và cho thuê, khách sạn 5 sao, khu ẩm thực chợ đêm huyện Thuỷ Nguyên.
Dự án có tổng diện tích 30,7 ha, nằm tại các xã Thủy Đường, xã Hòa Bình huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Diện tích sàn xây dựng 390.500 m2, gồm 1.019 căn nhà ở thấp tầng và 3 - 5 toàn nhà ở xã hội, tái định cư.
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2025, ban lãnh đạo Văn Phú cho biết, Vlasta Thủy Nguyên dự kiến đem về doanh thu 1.200 tỷ đồng năm nay cho doanh nghiệp. Đây là một trong ba dự án trọng điểm của Văn Phú, bên cạnh Vlasta Sầm Sơn (Thanh Hóa) và Khu đô thị Văn Phú, Hà Đông (Hà Nội).
Toàn bộ hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 1 của dự án Vlasta Thủy Nguyên đã xong, dự kiến từ tháng 4 sẽ mở bán. Giai đoạn 2 của dự án dự kiến hoàn thành trong quý II/2025.
Hội thảo Khoa học ‘Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế’ do Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam chủ trì, Tạp chí Điện tử Doanh nhân Việt Nam tổ chức. Hội thảo khoa học sẽ diễn ra vào lúc 8h00 ngày 26/05/2025, tại Khách sạn Thắng Lợi, 200 Yên Phụ, TP Hà Nội.
Hội thảo có sự hiện diện và tham gia thảo luận của đại diện một số cơ quan Đảng, bộ, ngành, các chuyên gia kinh tế đầu ngành, đại diện Hội và hiệp hội, đại diện ngân hàng, doanh nhân tư nhân…
Bên cạnh các bài tham luận riêng từ đại diện cơ quan Đảng, các chuyên gia và đại diện hiệp hội, … Hội thảo cũng tập trung thảo luận các nhóm vấn đề chính như cơ hội, tiềm năng, thách thức của kinh tế tư nhân trong sứ mệnh một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, cũng như việc thể chế hóa đầy đủ và khoa học Nghị quyết 68/NQ-TW vào thực tiễn trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Công ty nhận thấy đường sắt cao tốc Bắc Nam có khoảng 30% là hầm xuyên núi, đây là thế mạnh và lãnh đạo khẳng định có năng lực cạnh tranh khi máy móc đã được khấu hao và có chuẩn bị về mặt con người.
Báo cáo mới đây từ Chứng khoán Agribank (Agriseco) cho thấy bức tranh tích cực trong kế hoạch kinh doanh năm 2025 của các doanh nghiệp niêm yết, với kỳ vọng lợi nhuận ròng toàn thị trường tăng 16,47% và doanh thu (không tính ngân hàng) tăng 13,75% so với cùng kỳ.
Theo thông tin người viết có được, một doanh nghiệp Trung Quốc đã mua 64,81% cổ phần của một công ty dược đang niêm yết trên sàn HOSE.
Lãnh đạo tập đoàn này nói rằng công ty đã có sức chống chịu tốt hơn, không điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, đồng thời tự tin về dòng tiền chia cổ tức và mua cổ phiếu quỹ.