Kinh tế Quốc tế 03/07/2024 13:37

Nhiều địa phương Trung Quốc tài trợ chi phí IVF để khuyến khích sinh nở

Giới chức trách Trung Quốc đang thực hiện nhiều biện pháp để khuyến khích các cặp vợ chồng sinh con.

Năm ngoái Trung Quốc chỉ có 9 triệu trẻ em được sinh ra. (Ảnh minh hoạ: AP). 

Tỉnh Giang Tô - trung tâm kinh tế phía đông Trung Quốc - đã mở rộng phạm vi bảo hiểm y tế cho một loạt dịch vụ hỗ trợ sinh sản. Giang Tô là địa phương mới nhất làm theo lời kêu gọi của Bắc Kinh và nỗ lực đảo ngược đà giảm của tỷ lệ sinh.

Bắt đầu từ tuần này, người sử dụng các dịch vụ từ lấy tinh trùng đến thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) sẽ được hoàn tiền tại 35 cơ sở y tế của Giang Tô, theo thông báo từ văn phòng an ninh y tế tỉnh.

Giang Tô và ít nhất 10 khu vực khác tại Trung Quốc - từ các siêu đô thị như Bắc Kinh, Thượng Hải đến các tỉnh thành trên khắp cả nước - đang thanh toán bảo hiểm cho các dịch vụ hỗ trợ sinh sản, theo dữ liệu từ Cục Quản lý An ninh Y tế Quốc gia nước này.

Dự kiến nhiều tỉnh khác cũng sẽ có động thái tương tự. Tháng trước, tỉnh An Huy thông báo sẽ dần dần mở rộng phạm vi bảo hiểm cho một số dịch vụ sinh nở.

Sau khi thông tin về Giang Tô được công bố, giá một số cổ phiếu liên quan tới sức khỏe sinh sản và chăm sóc trẻ sơ sinh của Trung Quốc đã bật tăng. Jinxin Fertility Group có lúc đi lên 4% trong phiên giao dịch sáng ngày 1/7, trong khi đó cổ phiếu nhà sản xuất quần áo trẻ em Annil tăng tới 6,2%.

Giảm bớt chi phí của các dịch vụ sinh sản tốn kém giúp người dân dễ tiếp cận những dịch vụ này hơn, đặc biệt là với các cặp vợ chồng sẵn sàng có con nhưng gặp phải thách thức về sức khỏe sinh sản.

Chính sách trên là một trong nhiều biện pháp mà các nhà chức trách đang triển khai để đảo ngược đà giảm của tỷ lệ sinh và đối phó với các vấn đề nhân khẩu học, bao gồm xu hướng già hóa dân số và sự suy giảm của lực lượng lao động.

Tờ Bloomberg cho biết các sáng kiến khuyến sinh của chính phủ Trung Quốc hiện bao gồm nới lỏng chính sách một con, trợ giúp tài chính, kéo dài thời gian nghỉ thai sản và hỗ trợ chăm sóc trẻ em.

Tuy nhiên, nỗ lực của các nhà chức trách gặp nhiều trở ngại trong bối cảnh công chúng lo ngại về sự sa sút của nền kinh tế, chi phí nuôi dạy con cái và sự phân biệt đối xử ở nơi làm việc liên quan đến phụ nữ mang thai.

Trung Quốc đã chứng kiến dân số giảm năm thứ hai liên tiếp vào năm 2023 và bị Ấn Độ lấy mất danh hiệu quốc gia đông dân nhất thế giới. Chỉ có hơn 9 triệu trẻ sơ sinh được sinh ra tại Trung Quốc vào năm ngoái, con số thấp nhất kể năm 1949.

Giang
CÙNG CHUYÊN MỤC
Kinh tế Quốc tế 05/07/2024 19:51
Mỹ có thêm 206.000 việc làm vào tháng 6, tỷ lệ thất nghiệp bất ngờ vọt lên 4,1%

Dữ liệu mới nhất về thị trường lao động Mỹ khiến một số người bất ngờ khi nền kinh tế tạo ra nhiều việc làm hơn dự kiến, dù tỷ lệ thất nghiệp vẫn đi lên.

Kinh tế Quốc tế 05/07/2024 17:26
Thủ tướng Anh Rishi Sunak thừa nhận thất bại, xác nhận sẽ từ chức

Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã thừa nhận thất bại trong cuộc bầu cử Quốc hội, cho biết Công đảng đối lập đã giành chiến thắng. Ông Sunak đã gọi điện chúc mừng lãnh đạo Công đảng Keir Starmer.

Kinh tế Quốc tế 05/07/2024 14:33
Vướng vào bê bối gian lận tài chính của Evergrande, Big4 kiểm toán thế giới chật vật ở Trung Quốc

Những rắc rối của PwC ở Trung Quốc đã khiến nhiều khách hàng quay lưng với gã khổng lồ kiểm toán này. Một số nhân viên cũng nhảy sang các công ty đối thủ, làm dấy lên nghi ngờ về triển vọng của PwC tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Kinh tế Quốc tế 05/07/2024 10:11
Quốc gia có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới dự định tham gia BRICS

Ngày 4/7, các quan chức của Venezuela và Ấn Độ đã thảo luận nhiều vấn đề song phương cùng quan tâm cũng như ý định gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS của quốc gia Nam Mỹ này.