Nhu cầu dầu năm 2025 có thể vượt xa dự báo của OPEC và IEA?

Sau khi đưa ra các dự báo quá lạc quan trong năm 2024, cả OPEC và IEA đã trở nên thận trọng hơn khi cập nhật triển vọng năm 2025, dù số liệu nhập khẩu từ đầu năm cho thấy nhu cầu có thể đang phục hồi mạnh.

So với năm ngoái, cả  Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA)  đều đưa ra dự báo nhu cầu dầu thô năm 2025 với tâm thế thận trọng hơn nhiều, theo Reuters.

Dù OPEC và nhóm OPEC+ vẫn dự báo thị trường đang khan hiếm cùng nhu cầu cao, số liệu trong báo cáo tháng 7 phản ánh quan điểm có phần khác biệt.

Tổ chức IEA cũng dự báo nhu cầu dầu toàn cầu năm 2025 chỉ tăng thêm 700.000 thùng/ngày – mức tăng chậm nhất kể từ năm 2009. OPEC lạc quan hơn một chút với dự báo tăng 1,29 triệu thùng/ngày, trong đó 1,16 triệu đến từ nhóm ngoài OECD. Tuy vậy, cả hai tổ chức đều đưa ra các con số khá dè dặt.

Một số chuyên gia cho rằng các tổ chức đang quá thận trọng khi khu vực nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới là châu Á, đang cho thấy dấu hiệu phục hồi. Trái ngược với năm 2024, khi OPEC dự báo quá lạc quan dù nhập khẩu dầu của châu Á đang giảm.

Dữ liệu LSEG cho thấy trong năm 2024, nhập khẩu dầu thô của châu Á giảm 370.000 triệu/thùng xuống còn 26,51 triệu thùng/ngày. Đây là mức giảm đầu tiên kể từ năm 2021 khi giai đoạn dịch Covid-19 còn ảnh hưởng mạnh.

Điều này có thể đã khiến OPEC điều chỉnh kỳ vọng cho năm 2025, với dự báo nhu cầu dầu của châu Á ngoài OECD chỉ tăng thêm 610.000 thùng/ngày, trong đó Trung Quốc chiếm 210.000 thùng và Ấn Độ 160.000 thùng. 

IEA còn thận trọng hơn khi dự báo Trung Quốc tăng 81.000 thùng/ngày và Ấn Độ tăng 92.000 thùng/ngày. Tổng cộng khu vực ngoài OECD châu Á chỉ tăng 352.000 thùng/ngày.

Tuy nhiên, những con số này có thể đang đánh giá thấp thực tế. Trong 6 tháng đầu năm 2025, nhập khẩu dầu của châu Á đạt trung bình 27,25 triệu thùng/ngày.

Con số này tăng 510.000 thùng/ngày so với cùng kỳ năm trước, theo tập đoàn cung cấp cơ sở hạ tầng và dữ liệu thị trường tài chính toàn cầu LSEG. Trong đó, quý II tăng mạnh nhờ các nhà máy lọc dầu, đặc biệt tại Trung Quốc, tranh thủ giá dầu thấp trong giai đoạn đặt hàng.

Nhiều khả năng, một phần nhập khẩu tăng là để bổ sung kho dự trữ. Quá trình này có thể tiếp diễn trong nửa cuối năm nếu giá duy trì thấp, đặc biệt khi OPEC+ tăng sản lượng trong bối cảnh bất ổn kinh tế toàn cầu.

Kinh nghiệm năm 2024 cho thấy giá cả là yếu tố then chốt chi phối nhu cầu dầu, đặc biệt ở châu Á. Năm ngoái, khi giá dầu duy trì ở mức cao (trên 92 USD/thùng vào tháng 4), nhập khẩu châu Á giảm mạnh. Ngược lại, năm nay giá thấp hơn, dầu Brent từng xuống mức 58,5 USD/thùng vào tháng 5.

Vì vậy, LSEG nhận định, nếu chỉ nhìn vào các dự báo, có thể bỏ lỡ tín hiệu phục hồi thực tế. Bên cạnh đó, nếu giá dầu tiếp tục ở mức thấp, châu Á có thể tiếp tục gia tăng nhập khẩu, bất chấp các báo cáo thận trọng từ OPEC và IEA.

 

Anh Tuấn
CÙNG CHUYÊN MỤC
JSW Steel cảnh báo thép giá rẻ nhập khẩu đe dọa thị trường Ấn Độ

Dù đã áp dụng mức thuế tự vệ 12%, Ấn Độ vẫn đối mặt với nguy cơ thép giá rẻ tràn vào thị trường trong bối cảnh nguồn cung dư thừa từ Trung Quốc gia tăng, theo lãnh đạo JSW Steel.

Giá sầu riêng hôm nay 22/7: Thị trường chưa khởi sắc

Giá sầu riêng hôm nay đi ngang ở mức thấp, với mức phổ biến 20.000 - 50.000 đồng/kg đối với loại mua xô.

Dự báo giá heo hơi ngày 23/7: Đà giảm có thể kéo dài trên cả ba miền

Sau nhịp điều chỉnh trong phiên sáng nay, giá heo hơi hiện dao động từ 60.000 - 66.000 đồng/kg. Các chuyên gia dự báo đà giảm có thể tiếp tục kéo dài tại cả ba miền trong ngày mai.

Nguồn đá phục vụ sân bay Long Thành: Dư khối lượng nhưng chưa đủ chủng loại

Ngày 22/7, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đồng Nai cho biết, trường hợp được áp dụng cơ chế đặc thù khai thác khoáng sản phục vụ dự án trọng điểm theo các nghị quyết của Chính phủ, các mỏ đá tại Đồng Nai sẽ khai thác được gần 4,3 triệu m3 đá, vượt hàng trăm nghìn m3 so với nhu cầu của Dự án sân bay Long Thành. Tuy nhiên, khả năng đáp ứng chủng loại (sản phẩm) đá phục vụ dự án chưa đủ.

QUẢNG CÁO
QUẢNG CÁO