Một trong những phương án đang được bàn thảo là tăng sản lượng thêm 411.000 thùng/ngày trong tháng 7 — gấp ba lần mức tăng ban đầu được lên kế hoạch. Đây cũng là mức tăng mà OPEC+ đã áp dụng trong tháng 5 và tháng 6, nhằm thúc đẩy nguồn cung nhanh hơn dự kiến để gây áp lực lên các thành viên trước đây không tuân thủ cam kết siết chặt sản lượng dầu.
Trước đó, trong cuộc họp ngày 3/5, các nước thành viên OPEC+ thống nhất tăng sản lượng 411.000 thùng/ngày trong tháng 6. Mức tăng lớn này cũng được áp dụng cho tháng 5. Trong tháng 4, OPEC+ áp dụng mức tăng sản lượng là 138.000 thùng/ngày.
Tại cuộc họp gần đây, Arab Saudi – quốc gia dẫn dắt OPEC+ – đã cảnh báo rằng nếu các thành viên tiếp tục sản xuất vượt mức cho phép, họ sẵn sàng đẩy mạnh bước ngoặt chính sách bằng cách tăng thêm sản lượng để dìm giá dầu.
Đợt tăng nguồn cung bất ngờ này diễn ra trùng thời điểm Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động cuộc chiến thương mại vào tháng 4, khiến giá dầu giảm mạnh, có lúc rơi xuống gần 60 USD/thùng – mức thấp nhất trong vòng 4 năm.
Sau đó, giá dầu đã phục hồi phần nào khi Nhà Trắng rút lại một số mức thuế. Theo đó, giá dầu Brent giao dịch quanh mức 65 USD vào thứ Năm vừa qua.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dự báo thị trường dầu trong năm nay sẽ đối mặt với triển vọng kém khả quan. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) tuần trước dự đoán nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng chậm lại trong phần còn lại của năm 2025, sau quý I tăng mạnh, do các yếu tố bất lợi về kinh tế.
Theo Reuters, sau nhiều năm cắt giảm sản lượng để hỗ trợ giá trong khi Mỹ liên tục tăng khai thác, OPEC+ giờ đây quay lại chiến lược bơm thêm dầu. “Đã đến lúc lấy lại thị phần đã mất,” một nguồn tin OPEC+ nói với Reuters.
Arab Saudi tin rằng chi phí sản xuất thấp sẽ giúp họ trở thành “người trụ lại cuối cùng” nếu cạnh tranh gay gắt xảy ra. Trong khi đó, Nga dần ủng hộ chiến lược của Arab Saudi – không chỉ để xử lý các thành viên OPEC+ như Iraq và Kazakhstan vi phạm hạn ngạch, mà còn gây sức ép lên các đối thủ như ngành dầu đá phiến Mỹ.
Một quan chức cấp cao Nga nhận định: “Sự mất cân bằng lớn nhất trên thị trường dầu mỏ đến từ việc dầu đá phiến Mỹ tăng trưởng quá nhanh.” Vị này cho rằng mức giá dưới 60 USD/thùng – trùng với mức trần mà G7 áp lên dầu Nga – có thể giúp Moscow dễ dàng xuất khẩu hơn.
Theo khảo sát của Cục Dự trữ Liên bang Dallas trong quý I/2025, các nhà sản xuất dầu đá phiến tại Texas, New Mexico và Louisiana cần mức giá trung bình 65 USD/thùng mới có thể có lãi. Trong khi đó, chi phí sản xuất của Saudi Arabia chỉ khoảng 3–5 USD/thùng và Nga là 10–20 USD/thùng.
Hội thảo Khoa học ‘Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế’ do Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam chủ trì, Tạp chí Điện tử Doanh nhân Việt Nam tổ chức. Hội thảo khoa học sẽ diễn ra vào lúc 8h00 ngày 26/05/2025, tại Khách sạn Thắng Lợi, 200 Yên Phụ, TP Hà Nội.
Hội thảo có sự hiện diện và tham gia thảo luận của đại diện một số cơ quan Đảng, bộ, ngành, các chuyên gia kinh tế đầu ngành, đại diện Hội và hiệp hội, đại diện ngân hàng, doanh nhân tư nhân…
Bên cạnh các bài tham luận riêng từ đại diện cơ quan Đảng, các chuyên gia và đại diện hiệp hội, … Hội thảo cũng tập trung thảo luận các nhóm vấn đề chính như cơ hội, tiềm năng, thách thức của kinh tế tư nhân trong sứ mệnh một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, cũng như việc thể chế hóa đầy đủ và khoa học Nghị quyết 68/NQ-TW vào thực tiễn trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Giá sầu riêng hôm nay (22/5) hầu hết vẫn dao động trong khoảng 25.000 - 90.000 đồng/kg tại nhiều nơi, với mức giá phổ biến là dưới 50.000 đồng đối với loại mua xô. Trong khi đó, Vĩnh Long ghi nhận giá phục hồi 2.000 - 5.000 đ/kg so với đầu tuần.
Giá các loại xăng giảm nhẹ khoảng 60 đồng/lít trong khi giá dầu tăng lên.
Mới đây, OPEC+ tăng sản lượng sau 3 năm thực hiện cam kết siết chặt nguồn cung. Động thái này không chỉ nhằm trừng phạt các nước thành viên trước đó không tuân thủ cam kết mà còn hướng đến mục tiêu thứ hai là giành lại thị phần từ Mỹ.
Giá lúa gạo hôm nay (22/5) tại thị trường trong nước biến động trái chiều, tăng 100 đồng/kg đối với gạo nguyên liệu, nhưng giảm đối với lúa nếp. Trong 4 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng 8,1% về lượng nhưng lại giảm 13,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024.