Theo BCTC hợp nhất quý III, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power - Mã: POW) ghi nhận doanh thu thuần tăng 7% lên 6.061 tỷ đồng. Lãi gộp giảm 4% xuống 296 tỷ đồng, tương ứng biên lãi gộp rơi về mức 4,9%.
Doanh thu tài chính đạt 411 tỷ đồng, gấp gần 3 lần so với cùng kỳ do cổ tức và lãi chênh lệch tỷ giá gia tăng. Chi phí tài chính âm hơn 3 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ ở mức 213 tỷ đồng, chủ yếu nhờ chi phí lãi vay và lỗ chênh lệch tỷ giá đánh giá lại đều giảm.
Kết quả, công ty sản xuất điện báo lãi sau thuế hơn 453 tỷ đồng, gấp hơn 8,7 lần so với cùng kỳ, một phần là do mức nền thấp (52 tỷ đồng). Lãi ròng đạt 396 tỷ đồng, gấp hơn 4,7 lần so với quý III/2023.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm nay, doanh thu thuần PV Power đạt 21.686 tỷ đồng, lãi sau thuế 1.111 tỷ đồng, tăng lần lượt 1%, 26% so với cùng kỳ.
Năm 2024, PV Power đặt mục tiêu doanh thu 31.736 tỷ đồng, lãi sau thuế 824 tỷ đồng. Sau ba quý, công ty vượt 35% kế hoạch lợi nhuận năm đặt ra.
Về tình hình tài chính, tính tới cuối quý III, tổng tài sản của PV Power đạt 80.692 tỷ đồng, tăng 15%, tương ứng tăng 10.330 tỷ đồng so với ngày 1/1.
Sự tăng lên của tài sản chủ yếu đến từ chi phí xây dựng cơ bản dở dang với 18.328 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với đầu năm. Trong đó, kinh phí rót vào Dự án Nhà máy Điện khí Nhơn Trạch 3,4 là lớn nhất với 17.516 tỷ đồng.
Cập nhật đến cuối tháng 9, tiến độ tổng thể của gói thầu EPC của dự án ước đạt 94%. Tới ngày 4/10, công ty đã ký hợp đồng mua bán điện (PPA) với EPTC.
Theo kế hoạch của PV Power, trong những tháng còn lại của năm 2024, công ty sẽ giám sát, quản lý thực hiện hợp đồng EPC và hoàn thành đàm phán ký kết hợp đồng GSA với PV GAS...
Cuối quý III, PV Power có khoảng 15.758 tỷ đồng tiền, tiền gửi ngân hàng, chiếm 20% tài sản. Nhờ khoản tiền gửi lớn, trong 9 tháng đầu năm nay, công ty nhận về hơn 293 tỷ đồng tiền lãi.
So với ngày 1/1, các khoản phải thu ngắn hạn giảm 15% xuống 12.390 tỷ đồng, trích lập dự phòng gần 496 tỷ đồng. Trong đó, khoản phải thu lớn nhất đến từ Công ty Mua bán điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lên tới 11.263 tỷ đồng.
Nợ phải trả cuối kỳ của PV Power khoảng 46.050 tỷ đồng, gấp 1,3 lần vốn chủ sở hữu (34.642 tỷ đồng). Dư nợ vay tài chính ở mức 19.961 tỷ đồng, được vay từ các ngân hàng trong và ngoài nước. Chi phí tài chính 9 tháng là hơn 264 tỷ đồng.
9 tháng đầu năm nay, PV Power đi vay thêm 19.310 tỷ đồng, đồng thời trả nợ gốc vay 11.839 tỷ đồng.
Trong khi Coteccons ghi nhận cả doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng so với cùng kỳ thì Xây dựng Hoà Bình vẫn chật vật trong vòng xoáy thu không đủ chi. Điểm sáng là cả hai nhà thầu đã bắt đầu có những khoản hoàn nhập dự phòng nợ xấu dù giá trị còn khiêm tốn.
Hòa Phát hiện là doanh nghiệp niêm yết có quy mô nợ vay cao thứ 2 trên thị trường, với tỷ lệ nợ vay/tổng tài sản của Hòa Phát đã vượt trên 37%.
Tập đoàn Vingroup (Mã: VIC) vừa công bố kết quả kinh doanh quý III/2024 và 9 tháng đầu năm 2024.
Doanh thu lên mức cao nhất hơn 5 năm giúp Đường sắt Sài Gòn lập kỷ lục trong quý III với mức lãi hơn 49 tỷ đồng.