Ông Raphael Bostic, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chi nhánh Atlanta, vừa đăng tải một thông điệp mới vào ngày 4/9, báo hiệu ông đã sẵn sàng hạ lãi suất dù lạm phát vẫn cao hơn mục tiêu Fed đặt ra là 2%.
Trước đây, lập trường của ông Bostic thiên về hướng diều hâu, tức là ủng hộ thắt chặt chính sách tiền tệ để khống chế lạm phát. Nhưng vị quan chức cho biết gần đây trọng tâm của ông đã chuyển sang nhiệm vụ tối đa hóa việc làm trong bối cảnh ngày càng nhiều dấu hiệu cho thấy thị trường lao động đang suy yếu.
Trong thông điệp đăng trên trang web của Fed chi nhánh Atlanta, ông viết: “Tôi tin rằng Fed không thể chờ cho đến khi lạm phát thực sự xuống 2% rồi mới bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ, bởi sự trì hoãn này có nguy cơ khiến thị trường lao động bị gián đoạn, gây ra nỗi đau không cần thiết cho người dân”.
Thước đo ưa thích của Fed cho thấy lạm phát toàn phần của Mỹ đạt 2,5% vào tháng 7 và lạm phát lõi cũng chỉ nhỉnh hơn đôi chút, ở mức 2,6%. Ông Bostic không nói rõ ở mức lạm phát nào thì Fed nên bắt đầu giảm lãi suất.
Tuy nhiên, ông đưa ra thông điệp trên trong lúc đông đảo nhà đầu tư đang kỳ vọng Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) sẽ hạ lãi suất ít nhất 25 điểm cơ bản trong cuộc họp diễn ra vào hai ngày 17 và 18/9.
Với tư cách là thành viên có quyền bỏ phiếu của FOMC trong năm nay, lời nói của ông Bostic có trọng lượng và giúp trấn an thị trường rằng Fed sẽ sớm nới lỏng chính sách tiền tệ.
Ngoài ra, bình luận của ông Bostic cũng được đưa ra hai ngày trước báo cáo việc làm quan trọng. Hầu hết các nhà kinh tế dự đoán báo cáo sẽ cho thấy thị trường lao động Mỹ đang mất đi sức mạnh, tờ CNBC cho biết. Các lãnh đạo doanh nghiệp trong khu vực Atlanta mà ông Bostic phụ trách cũng có chung nỗi lo đó.
Ông Bostic chia sẻ: “Mọi người có thể yên tâm rằng tôi không nhận thấy sự hoảng loạn hay mối họa tiềm tàng nào sau khi trao đổi với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, dữ liệu chính thức và các phản hồi từ doanh nghiệp cho thấy nền kinh tế và thị trường lao động đang mất đà. Tin tốt là sự giảm tốc của hoạt động kinh tế giúp cho lạm phát tiếp tục hạ nhiệt”.
Ông chỉ ra nhiều yếu tố báo hiệu lạm phát đang quay trở lại mục tiêu 2% của Fed một cách bền vững khi thị trường lao động yếu đi.
Ông Bostic cho hay: “Trong bối cảnh hiện nay là áp lực giá thuyên giảm và thị trường lao động hạ nhiệt, tôi đang quan tâm hơn đến nhiệm vụ bảo vệ việc làm thay vì chỉ tập trung vào nỗ lực ổn định giá cả. Đây là lần đầu tiên tôi thấy mình nên làm vậy kể từ đầu năm 2021”.
Jim Simons là một trong số ít nhà đầu tư có khả năng tạo ra cuộc cách mạng trên Phố Wall và tìm cách giữ bí mật về điều đó.
Trong nửa đầu năm nay, Trung Quốc đã chi 24,7 tỷ USD để mua thiết bị sản xuất chip. Con số này cao hơn mức 23,7 tỷ USD mà Hàn Quốc, Đài Loan, Bắc Mỹ và Nhật Bản chi trong cùng giai đoạn.
Theo quan chức Ukraine, tăng trưởng GDP của nước này được thúc đẩy nhờ việc bắt đầu sớm đợt thu hoạch mùa màng và hoạt động ổn định trên hành lang xuất khẩu đường biển.
Quỹ hưu trí của Hàn Quốc - một trong những quỹ lớn nhất thế giới với 1.147.000 tỷ won (tương đương 855 tỷ USD) tài sản - dự kiến sẽ cạn kiệt vào năm 2055.