Một quầy bán thịt heo tại Trung Quốc. (Ảnh: VCG).
Theo báo cáo do NBS công bố vào ngày 10/7, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc chỉ nhích 0,2% so với cùng kỳ năm trước vào tháng 6. Trước đó, cuộc thăm dò của Reuters cho thấy CPI dự kiến sẽ tăng 0,4%.
CPI lõi (không tính giá thực phẩm và năng lượng dễ biến động) nhích 0,6% so với cùng kỳ - thấp hơn mức tăng 0,7% trong 6 tháng đầu năm.
Trong tháng 6, giá thịt heo tăng 18,1% so với một năm trước, trong khi giá thịt bò giảm 13,4%. Chi phí du lịch đi lên 3,7% so với cùng kỳ.
Chỉ số giá sản xuất (PPI) giảm 0,8% so với một năm trước, phù hợp với ước tính của các nhà kinh tế.
Trong một lưu ý, nhà kinh tế trưởng Zhang Zhiwei của Pinpoint Asset Management cho hay: “Nguy cơ giảm phát vẫn chưa thoái lui ở Trung Quốc. Nhu cầu trong nước vẫn yếu”.
Vị chuyên gia nói thêm rằng Trung Quốc sẽ phụ thuộc vào xuất khẩu để hỗ trợ tăng trưởng trong nửa đầu năm 2024.
Bắc Kinh dự kiến sẽ công bố số liệu thương mại tháng 6 vào thứ Sáu (ngày 12/7).
Theo tờ New York Times, đồng tiền của Mỹ đã giảm hơn 10% trong 6 tháng qua, khi so sánh với những đồng tiền của các đối tác thương mại lớn trong rổ tiền tệ quốc tế.
Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng trong phiên 3/7, với S&P 500 và Nasdaq Composite lập kỷ lục mới nhờ báo cáo việc làm tốt hơn kỳ vọng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump sắp hoàn thành mong muốn là ban hành siêu dự luật thuế trước ngày quốc khánh 4/7.
Tổng thống Trump cho biết Mỹ có thể gửi thư thông báo thuế quan đến các nước ngay ngày 4/7, có thể 10 lá thư một ngày.