Vĩ Mô 26/01/2025 07:59

Sân bay Gia Bình được bổ sung vào quy hoạch cảng hàng không, sân bay toàn quốc

Sân bay Gia Bình, Bắc Ninh vừa được bổ sung vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tại văn bản số 93 ngày 25/1, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã đồng ý chủ trương điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, sân bay Gia Bình được bổ sung vào quy hoạch theo trình tự rút gọn như đề xuất của Bộ Giao thông vận tải, ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 

Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải khẩn trương lập bổ sung và phê duyệt điều chỉnh quy hoạch đúng quy trình, thủ tục theo quy định, bảo đảm tiến độ hoàn thành đầu tư giai đoạn 2 sân bay Gia Bình theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng.

Đồng thời, Phó Thủ tướng uỷ quyền Bộ trưởng Giao Bộ Giao thông vận tải quyết định việc điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đúng quy trình, thủ tục và quy định để xem xét, bổ sung cảng cạn tại sân bay Gia Bình.

Phối cảnh dự án sân bay Gia Bình. (Ảnh: Thời báo Tài chính).

Trước đó, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có Công văn đề nghị Thủ tướng xem xét chấp thuận cập nhật, bổ sung sân bay Gia Bình vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Ninh đề xuất quy hoạch bổ sung các công trình khu bay trên cơ sở tận dụng hạ tầng đã được Bộ Công an xây dựng; sân đỗ máy bay phục vụ vận chuyển hành khách  và hàng hóa; nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa, khu vực logistics và xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.

Theo đề xuất, sân bay Gia Bình có quy mô, cấp sân bay cấp 4E, dự kiến có công suất vận chuyển từ 1 - 3 triệu hành khách/năm, với tổng mức đầu tư ước khoảng 31.300 tỷ đồng.

Dự án có dự phòng phát triển mở rộng đáp ứng công suất khoảng 5 triệu hành khách/năm; vận chuyển hàng hóa  từ 250.000 - 1 triệu tấn hàng hoá/năm, có dự phòng phát triển mở rộng đáp ứng công suất từ 1,5 - 2 triệu tấn hàng hoá/năm.

Cũng tại công văn này, UBND tỉnh Bắc Ninh cho biết, địa phương đã và đang chủ động triển khai nguồn lực và các điều kiện để tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng toàn bộ sân bay khi chủ trương đầu tư xây dựng giai đoạn 2 được Thủ tướng phê duyệt, song song với việc triển khai nghiên cứu đầu tư xây dựng sân bay Gia Bình giai đoạn 2 đạt sân bay cấp 4E của Bộ Công an.

Ngoài ra, UBND tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng, hoàn thiện đề án nghiên cứu khả năng hình thành sân bay Gia Bình, theo hướng chuyển đổi từ sân bay chuyên dùng Gia Bình thành sân bay Gia Bình và cập nhật, bổ sung sân bay Gia Bình vào quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh khẳng định cần thiết hình thành sân bay Gia Bình phục vụ vận chuyển hành khách và hàng hoá để tăng cường hiệu quả đầu tư của dự án, tận dụng cơ sở hạ tầng khu bay đang được đầu tư xây dựng.

Anh My
CÙNG CHUYÊN MỤC
Vĩ Mô 27/01/2025 10:25
Phấn đấu khởi công dự án Nhà máy Thép Xanh Xuân Thiện Nghĩa Hưng trong quý II/2025

UBND tỉnh Nam Định vừa yêu cầu các đơn vị liên quan thực hiện công việc tích cực để phấn đấu khởi công Tổ hợp các dự án Thép Xanh Nam Định trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, trong quý II/2025.

Vĩ Mô 27/01/2025 09:55
Vì sao Hà Nội đề xuất tăng mức phạt vi phạm giao thông?

Việc tăng mức phạt nhằm cụ thể hóa Luật Thủ đô, hướng tới mục tiêu giảm ùn tắc, tai nạn, từng bước xây dựng văn hóa giao thông, theo UBND TP Hà Nội.

Vĩ Mô 27/01/2025 09:55
Top 10 địa phương có tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cao nhất năm 2024

Với tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng lên tới hơn 1,2 triệu tỷ đồng, TP HCM đang dẫn đầu cả nước. Xếp sau đó lần lượt là các địa phương: Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng,...

Vĩ Mô 27/01/2025 08:55
Kinh tế Việt Nam 2024: Tăng trưởng vượt kỳ vọng

Năm 2024 khép lại với nhiều chỉ tiêu đạt mục tiêu, từ tăng trưởng kinh tế đạt 7,04% cho đến kiểm soát lạm phát 3,66%…Thậm chí nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch mà Chính phủ đặt ra hồi đầu năm. Tuy nhiên, nhìn sâu hơn vào kinh tế, cũng có những điểm còn chưa thực sự đáng mừng.