Sản lượng dầu mỏ của OPEC giảm trong tháng 3

Sản lượng dầu mỏ của OPEC trong tháng 3 giảm 86.000 thùng/ngày so với tháng 2 xuống còn 28,8 triệu thùng/ngày. Trong đó, Angola và Iraq có mức giảm sản lượng lớn nhất.

Trang Oilprice dẫn báo cáo mới nhất của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), sản lượng dầu thô của tổ chức này trong tháng 3 giảm 86.000 thùng/ngày so với tháng 2 xuống còn 28,8 triệu thùng/ngày. Trong đó, Angola chiếm mức giảm lớn nhất là 64.000 thùng/ngày. Các thành viên OPEC khác có sản lượng giảm bao gồm Algeria, Guinea, Iran, Iraq, Libya, Nigeria và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Mức giảm sản lượng lớn thứ hai được ghi nhận ở Iraq, nơi có sản lượng giảm 18.000 thùng/ngày trong tháng 3, xuống còn 4,3 triệu thùng/ngày do xuất khẩu của nước này bị cản trở sau tranh cãi với Thổ Nhĩ Kỳ về xuất khẩu dầu từ Khu vực bán tự trị Kurdistan. Hạn ngạch sản lượng của Iraq trong tháng 3 là 4,4 triệu thùng/ngày.

Trong khi đó, sản lượng của Arab Saudi tăng trung bình 44.000 thùng mỗi ngày trong tháng 3, lên 10,4 triệu thùng - một tốc độ sản xuất chưa từng thấy kể từ tháng 12 năm ngoái. Arab Saudi đã báo cáo trực tiếp với OPEC rằng sản lượng dầu thô của họ trong tháng 3 thậm chí còn cao hơn, ở mức 10,46 triệu thùng/ngày. Hạn ngạch tháng 3 của Saudi Arabia là 10,47 triệu thùng/ngày.

Arab Saudi đã tự nguyện giảm sản lượng 500.000 thùng/ngày bắt đầu từ tháng 5. Các thành viên khác của OPEC cũng đã đồng ý cắt giảm sản lượng trong, bao gồm Iraq, UAE, Kuwait và Algeria.

Nga cũng cho biết sẽ giảm sản lượng dầu thô 500.000 thùng/ngày. Nhìn chung, OPEC + đã đồng ý vào tuần trước để giảm tổng sản lượng dầu thô bắt đầu từ tháng 5 thêm 1,6 triệu thùng mỗi ngày so với các mức cắt giảm hiện có. Việc cắt giảm tự nguyện là một cú sốc đối với thị trường, đẩy giá dầu tăng mạnh.

Quyết định của OPEC+ đã đẩy giá dầu Brent tương lai tăng gần 8% cho đến nay trong tháng này và nó tiếp tục làm tăng kỳ vọng về khả năng thắt chặt thị trường dầu mỏ trong tương lai.

OPEC dự báo nhu cầu dầu mỏ toàn cầu năm 2023 tăng 2,3 triệu thùng/ngày, thấp hơn con số 2,5 triệu thùng/ngày của năm ngoái. Theo đó, nhu cầu ở các nước trong khối OECD được dự báo sẽ tăng 0,1 triệu thùng/ngày vào năm 2023, trong khi các nước ngoài OECD được tăng 2,2 triệu thùng/ngày.

OPEC đã cảnh báo những rủi ro suy giảm đối với nhu cầu dầu mùa hè, nhấn mạnh hàng tồn kho gia tăng và những thách thức đối với tăng trưởng toàn cầu.

Báo cáo làm sáng tỏ những lý do đằng sau việc cắt giảm sản lượng bất ngờ do OPEC+, bao gồm Nga và các đồng minh OPEC khác, công bố vào đầu tháng này.

Trả lời Reuters, nhà phân tích Giovanni Staunovo của Ngân hàng UBS cho biết: “Nhìn chung dự trữ dầu ở những quốc gia công bố dữ liệu dự trữ trong tuần này đều tăng, vì vậy thị trường không chuyển sang tình trạng thâm hụt”.

H.Mĩ
CÙNG CHUYÊN MỤC
Giá tiêu hôm nay 13/10: Trong nước và thế giới cùng giảm trong tuần qua

Giá tiêu hôm nay dao động trong khoảng 143.000 - 145.500 đồng/kg, giảm 1.500 - 3.000 đồng/kg trong tuần qua và là ghi nhận tuần giảm giá thứ tư liên tiếp. Trên thế giới, giá tiêu xuất khẩu của các nước cũng đồng loạt giảm xuống các mức thấp hơn.

Giá cà phê hôm nay 13/10: Ghi nhận một tuần giảm giá

Giá cà phê đang dao động trong khoảng 113.000 - 113.700 đồng/kg, giảm 2.500 – 2.600 đồng/kg so với cuối tuần trước. Trên thị trường thế giới, giá cà phê robusta giao kỳ hạn tháng 11 cũng giảm 4,8% và arabica giảm 2,1%.

Giá thịt heo hôm nay 13/10: Duy trì ổn định trong phiên cuối tuần

Theo khảo sát mới nhất, giá thịt heo vẫn tiếp tục lặng sóng tại hệ thống cửa hàng WinMart và Công ty Thực phẩm Tươi sống Hà Hiền.

Giá vàng hôm nay 13/10: Tăng nhẹ trong tuần qua

Tuần qua, giá vàng thế giới biến động vì sự thay đổi trong triển vọng hạ lãi suất cùa Fed khi các báo cáo kinh tế quan trọng được công bố. Dù vậy, giá vàng vẫn ghi nhận một tuần tăng giá. Điều này hỗ trợ giá vàng trong nước tăng theo.

QUẢNG CÁO
QUẢNG CÁO