Ngày 19/11 đánh dấu cột mốc 1.000 ngày xung đột Nga - Ukraine. Các binh đoàn của Ukraine đang phải căng sức chiến đấu trên nhiều mặt trận, Kiev bị bủa vây bởi các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái, các quan chức bận rộn chuẩn bị cho việc ông Donald Trump giành lại Nhà Trắng vào tháng 1/2025.
Nhằm tiếp sức cho đồng minh, gần đây Tổng thống Joe Biden đã “bật đèn xanh” để Ukraine dùng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, tờ Reuters cho biết. Tuy nhiên, có thể ông cũng hạn chế các mục tiêu Kiev được nhắm đến để ngăn xung đột leo thang quá cao.
Nhưng bước ngoặt lớn trong chính sách của Mỹ có thể bị đảo ngược một khi ông Trump lên nắm quyền. Và các chuyên gia quân sự cũng cảnh báo rằng quyết định trên không đủ để lật ngược tình thế của cuộc chiến.
Hàng nghìn người dân Ukraine đã thiệt mạng, hơn 6 triệu người phải tị nạn ở nước ngoài kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở nước láng giềng.
Các tổ chức phương Tây ước tính số binh sĩ chết hoặc bị thương của Nga và Ukraine lên tới hàng trăm nghìn người. Sự trở lại của ông Trump và lời hứa chấm dứt xung đột nhanh chóng - dù chưa nói rõ sẽ làm cách nào - đang nâng cao triển vọng chiến sự giữa hai nước có thể được chấm dứt bằng các cuộc đàm phán.
Trước mắt, xung đột tại Ukraine đang leo thang trong bối cảnh Moscow và Kiev nỗ lực cải thiện vị thế trên chiến trường trước các thỏa thuận tiềm năng.
Ukraine cáo buộc Nga đang hỗ trợ cho quân sĩ bằng máy bay không người lái chiến đấu của Iran và tên lửa của Triều Tiên, đồng thời huy động lính Triều Tiên tham chiến. Một quan chức cấp cao của Kiev cảnh báo Bình Nhưỡng có thể gửi 100.000 lính để giúp đỡ Nga.
Trong khi đó, Ukraine đang lệnh cho những binh sĩ tinh nhuệ nhất cố giữ phần lãnh thổ đã chiếm được tại tỉnh Kursk kể từ tháng 8 để làm quân bài mặc cả.
Kiev cho biết Nga đã huy động 50.000 lính đến Kursk. Mặt khác, các lực lượng của Điện Kremlin đang tăng tốc tiến công ở miền đông Ukraine, đồng thời tăng cường áp lực ở phía đông bắc và đông nam.
Do mùa đông đang đến gần, vào ngày 17/11 Moscow đã nối lại các cuộc không kích vào hệ thống điện của Ukraine, phóng khoảng 120 tên lửa và 90 máy bay không người lái vào các mục tiêu trên khắp Ukraine.
Tuy đã được Washington cho phép tấn công vào các mục tiêu quân sự bên trong lãnh thổ Nga bằng vũ khí Mỹ cung cấp, Ukraine vẫn cần được trợ giúp thêm về vũ khí và tài chính.
Quy mô nền kinh tế Ukraine hiện nay chỉ bằng 78% so với thời điểm trước khi bị Nga tấn công. Ngành công nghiệp thép và ngũ cốc khổng lồ một thời của nước này đã bị tổn thương nặng nề.
Phái đoàn Giám sát Nhân quyền của Liên Hợp Quốc xác nhận 11.743 thường dân Ukraine đã thiệt mạng trong cuộc chiến, nhưng một số quan chức Kiev tin rằng con số chính xác cao hơn nhiều.
Tuần trước, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố Ukraine phải làm hết sức có thể để chấm dứt cuộc chiến thông qua con đường ngoại giao. Nhưng ông nhấn mạnh không cuộc đàm phán ngừng bắn nào sẽ xảy ra nếu trước đó Ukraine không được cung cấp sự đảm bảo an ninh phù hợp.
Điện Kremlin khẳng định vẫn giữ nguyên các mục tiêu chiến sự mà Tổng thống Putin công bố hồi tháng 6, bao gồm Ukraine phải từ bỏ nỗ lực gia nhập NATO và rút lui khỏi 4 vùng mà lực lượng Nga đang nắm giữ. Những điều khoản này đồng nghĩa với việc buộc Ukraine đầu hàng, tờ Reuters nhận định.
Ba ngân hàng Phố Wall đang có quan điểm khác nhau về quỹ đạo của vàng trong năm 2025. Điều này cho thấy triển vọng kinh tế năm tới có thể sẽ rất phức tạp và khó đoán.
Nomura hiện dự báo Fed sẽ hạ lãi suất hai lần 25 điểm cơ bản tại cuộc họp vào tháng 3 và tháng 6/2025, sau đó tạm ngừng cho đến tháng 3/2026.
Một số chuyên gia cảnh báo rằng các chính sách của Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể khiến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế sụt giảm trong lúc lạm phát nóng lên.
Vào ngày 24/9, Thái Lan đã thông qua luật bình đẳng hôn nhân cho phép các cặp đôi kết hôn đồng giới.